Thêm vào giỏ hàng thành công!

Cẩn Thận Khi Chăm Sóc Tai Của Mèo

Ngày 24, Tháng 03, Năm 2015
Chuyên Mục: 
Từ khóa bài viết:  chăm sóc, tai, mèo, rận tai, bướu máu, vệ sinh

Copywriter
blue point
blue point
blue point
blue point
blue point

Bạn có bao giờ thắc mắc tại sao đôi tai nhỏ xíu của mèo cưng nhà mình lại có thể phát hiện ra những âm thanh mà loài người chúng ta khó nghe thấy được? Mèo được tạo hóa ban cho một đôi tai tuyệt vời, giúp nó có thể xác định vị trí một vật chính xác trong phạm vi 7.5 cm (tương đương với 3 inch). Tai mèo kì diệu là thế nhưng lại mỏng, mềm, dễ bị tổn thương và nhiễm bẩn nếu không được chăm sóc đúng cách.

Bài viết sau sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc tai mèo đúng cách, các bệnh tai phổ biến ở mèo, và cách phòng tránh bệnh tai ở mèo.


Kiểm tra tai ngoài


Dái tai và loa tai của mèo khỏe mạnh đều có một lớp lông mềm phủ kín bề mặt, không có chỗ nào bị trụi lông, và phần da bên trong sạch, có màu hồng nhạt. Nếu phát hiện tai mèo có dấu hiệu chảy mủ, đỏ tấy và sưng lên, bạn cần đưa mèo đến bác sĩ thú y để chữa trị.


Kiểm tra tai trong



Cho mèo cưng vào trong một căn phòng yên tĩnh và không có một con thú cưng khác nào trong đó. Bạn nhẹ nhàng gập đôi tai của mèo ra sau, rồi quan sát vào ống tai. Mèo có tai trong khỏe khi tai trong có màu hồng nhạt, không có hoặc rất ít bụi bên trong, và không mùi.


Lau tai (Hỏi ý kiến bác sĩ thú y trước khi làm)


Nhỏ vài giọt dung dịch vê sinh tai cho mèo vào một miếng bông sạch hoặc miếng gạc vô trùng. Bạn nhẹ nhàng gập đôi tai của mèo ra sau, rồi dùng bông/gạc được tẩm dung dịch để lôi ra bụi bẩn và ráy tai bên trong. Chú ý bạn không được chà xát bông/gạc vào tai, hoặc cố lau phần ốc tai vì điều đó có thể làm tổn thương và nhiễm trùng tai.


Các dấu hiệu của bệnh tai ở mèo


Nếu bạn phát hiện mèo cưng nhà mình đang có triệu chứng bệnh dưới đây thì bạn đừng chần chừ cho mèo cưng đi kiểm tra bệnh lí:

  • Liên tục gãi, cào vùng tai

  • Nhạy cảm khi bị chạm vào tai

  • Đầu nghiêng lệch một bên, hoặc lắc đầu nhiều lần

  • Đi đứng không vững, mất thăng bằng

  • Dái tai và ốc tai đỏ tấy

  • Mùi hôi khó chịu

  • Mủ chảy ra màu đen hoặc màu vàng

  • Ráy tai màu nâu đen.

  • Nghe kém

  • Chảy máu


Các rối loạn chức năng tai của mèo


  • Rận tai: Loài kí sinh trùng có khả năng lây lan cao từ vật chủ này sang vật chủ khác. Mèo có rận tai sống kí sinh sẽ gãi nhiều vùng tai, và trong tai có nhiều mảnh vụn màu nâu.

  • Nhiễm trùng tai: thường gây ra bởi các vi khuẩn, nấm men hoặc dị vật trong ốc tai. Khi mèo bị nhiễm trùng tai, nó cần được điều trị ngay lập tức vì nhiễm trùng tai có thể khiến mèo khó chịu cực kì, nó còn báo hiệu bệnh dị ứng, sự thay đổi bất thường của hooc-môn hoặc bệnh di truyền.

  • Bướu máu: kết quả của sự tích tụ máu ở dái tai, gây ra bởi các tác nhân như nhiễm trùng, rận tai, bọ chét hoặc vảy da mắc kẹt trong tai.


Phòng tránh bệnh về tai cho mèo



  • Tuyệt đối không dùng bất kì sản phẩm nào cho tai mèo cưng nếu không chưa có sự cho phép từ bác sĩ thú y.

  • Tránh để nước nhỏ vào tai (đặc biệt khi tắm cho mèo).

  • Hỏi tư vấn bác sĩ thú y ngay khi bạn phát hiện bất cứ vấn đề về tai mèo cưng.

  • Không được cho tăm bông vào tai của mèo.


Tra thuốc nhỏ tai cho mèo như thế nào cho đúng? (cần tư vấn bác sĩ thú y trước)


  • Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

  • Dùng bông/gạc vô trùng ẩm để lau sạch tai ngoài.

  • Nhẹ nhàng gập vành tai ra sau, nhỏ đúng lượng thuốc cho phép vào tai mèo,và để chảy xuống tận cuối ốc tai.

  • Xoa bóp nhẹ nhàng phần chân tai để thuốc dễ ngấm vào ốc tai.

  • Thực hiện điều trị cho mèo đúng, đủ liều lượng cho phép. Việc ngưng dùng thuốc có thế ngăn cản tai mèo cưng lành bệnh.

  • Và bạn đừng quên thưởng cho mèo cưng vì đã ngoan ngoãn điều trị nhé.


disclamer Thông báo


Nguồn tham khảo: 
Drs. Foster & Smith, Cat Ear Care

Top