Thêm vào giỏ hàng thành công!

Hỏi Đáp Khi Nuôi Thú Cưng Về Già- P1

Ngày 14, Tháng 04, Năm 2014
Chuyên Mục: 
Từ khóa bài viết:  chăm sóc chó về già, chó già

Copywriter
blue point
blue point
blue point
blue point
blue point

Hỏi: Khi nào thú cưng về già?

Đáp: Có sự khác biệt, những con mèo và chó cỡ nhỏ thường được xem là về già khi 7 năm tuổi nhưng giống chó lớn hơn thì vòng đời có xu hướng ngắn lại và chúng được xem là về già khi khoảng 6 năm tuổi. Những người chủ nuôi thường có xu hướng tính tuổi thú cưng theo từng giai đoạn độ tuổi của con người, trong khi đó nó không đơn giản như “1 năm tuổi của người = X tuổi chó hoặc mèo tương ứng”.

Bảng dưới đây sẽ giúp ích cho bạn xác định tuổi của thú cưng tương ứng với tuổi con người:

Bảng quy đổi tuổi người với tuổi già của thú cưng



Mèo

Người

7

45

10

58

15

75

20

98


Chó

Người (* kích cỡ chó theo kg)

7



Nhỏ- trung bình: 44- 47

Lớn- rất lớn: 50- 56

10



Nhỏ- trung bình: 56- 60

Lớn- rất lớn: 66- 78

15



Nhỏ- trung bình: 76- 83

Lớn- rất lớn: 93- 115

20



Nhỏ- trung bình: 96- 105

Lớn: 120

*Nhỏ: 0-9,1kg; Trung bình: 9,2kg-22,7kg; Lớn: 9,3kg-41kg; Rất lớn: > 41kg

Tuổi thọ cao nhất của Mèo là 34 năm tuổi còn của Chó là 29.


Hỏi: Thú cưng già thường có những vấn đề gì về sức khỏe?

Đáp: Thú cưng già đi thì cũng mắc nhiều bệnh tương tự như ở con người:

1.Ung thư

2.Bệnh tim

3.Bệnh về thận và đường tiết niệu

4.Các vấn đề về gan

5.Bệnh tiểu đường

6.Bệnh về xương khớp

7.Lão hóa

8.Yếu ớt.

Hỏi: Khi thú cưng của tôi bắt đầu già đi, tôi có thể làm gì để chúng khỏe mạnh và vui vẻ lâu dài?

Đáp: Bạn hãy gặp bác sĩ thú y để hỏi về cách chăm sóc cũng như chuẩn bị sẵn tinh thần để có biện pháp thích hợp với các bệnh tình lão hóa có thể xảy ra cho chúng. Thú cưng già rất cần nhiều sự quan tâm chăm sóc, tăng cường việc thăm khám bác sĩ thú y thường xuyên hơn, chế độ ăn uống cũng có nhiều thay đổi, và một số trường hơp khác có thể phải thay đổi môi trường sống nữa.

Sau đây là một số cân nhắc cơ bản cho bạn khi chăm sóc thú cưng về già:

*Tăng cường dịch vụ chăm sóc thú y

Những thú cưng già nên được đưa đến bác sĩ thú y nửa năm một lần để phát hiện ra những dấu hiệu bệnh tình hay những vấn đề khác liên quan từ rất sớm để được chữa trị. Những xét nghiệm cho thú cưng già cũng tương tự như ở những con còn trẻ nhưng nó sẽ đi sâu hơn bao gồm thăm khám răng, xét nghiệm máu, và đặc biệt kiểm tra những dấu hiệu bệnh tật có thể xảy ra hầu như trên cơ thể của những con thú cưng già.

*Chế độ ăn uống và dinh dưỡng

Những thú cưng già thường có nhu cầu về loại thực phẩm dễ tiêu hóa, nguồn nguyên liệu và mức năng lượng khác biệt và có chứa chất chống lão hóa.

*Kiểm soát về cân nặng

Tăng cân ở những con chó già tăng nhiều nguy hại cho sức khỏe của chúng. Giảm cân lại vấn đề rất đáng lo ngại đối với những con mèo già.

*Kiểm soát ký sinh trùng

Sức đề kháng của những thú cưng già không còn cao nữa, kết quả cho thấy chúng không thể chống lại bệnh tật hay tự phục hồi nhanh như những con còn trẻ.

*Duy trì hệ vận động

Cũng như con người, việc duy trì vận động cho những thú cưng già với các bài tập vận động sẽ giúp chúng mạnh khỏe hơn và năng động hơn.

*Kiểm soát việc chủng ngừa

Nhu cầu về tiêm chủng của thú cưng tùy thuộc vào độ tuổi của chúng. Hãy hỏi bác sĩ thú y về lịch tiêm thích hợp cho thú cưng già nhé.

*Kiểm soát hệ thần kinh

Những con thú cưng có thể biểu hiện những dấu hiệu lão suy. Hãy khuyến khích chúng tương tác với bạn có thể giúp tinh thần chúng linh lợi hơn. Bạn hãy ghi nhận lại nếu thú cưng của bạn có bất cứ sự thay đổi nào về hành vi và hỏi ý kiến bác sĩ của chúng nhé.

*Xem xét lại môi trường sống

Thú cưng già có thể cần thay đổi thói quen sống trước đây như chỗ ngủ cần tránh cầu thang, và ở trong nhà nhiều hơn, v.v... Những con bị khuyết tật thì sẽ có nhu cầu đặc biệt hơn cho nên bạn cần tham vấn bác sĩ của chúng.

*Kiểm soát bệnh về sinh sản

Những thú cưng già không được triệt sản có nguy cơ cao mắc các bệnh nguy hiểm như ung thư vú, ung thư tinh hoàn, và ung thư tuyến tiền liệt.


disclamer Thông báo


Nguồn tham khảo: 

Top