Thêm vào giỏ hàng thành công!

Mèo Và Bệnh Táo Bón

Ngày 30, Tháng 11, Năm 2014
Chuyên Mục: 
Từ khóa bài viết:  Mèo; táo bón; phân mèo

Copywriter
blue point
blue point
blue point
blue point
blue point

Sau khi đã tìm hiểu sơ lược về phân mèo và các vấn đề liên quan, giờ là lúc chúng ta tìm hiểu kỹ hơn về chứng táo bón - một bệnh rất điển hình và gây rất nhiều khó chịu, đau đớn cho mèo yêu.

Khi mèo bị táo bón, phân quá khô cũng gây nên khá nhiều vấn đề. Trước hết là sự khó chịu và đau đớn khi đi vệ sinh (để dễ hình dung thì người sao mèo vậy thôi!). Tuy nhiên nếu chỉ là những cơn táo bón ngắn ngày, thì không có gì nguy hiểm. Nhưng nếu kèm thèm mệt mỏi quá mức hoặc thậm chí khó và bí đại tiện, bệnh có thể biến chứng càng nguy hiểm hơn và có thể thành mãn tính! Lúc này bạn cần liên lạc với bác sĩ thú y.



Những lý do khiến phân mèo khô, cứng và khó đi là:

Nguyên nhân nhẹ:

1. Nằm trong ruột quá lâu, thường xuất hiện khi mèo nhịn ị (nguyên nhân có thể do mèo con, chưa quen đi với việc đi vệ sinh; lạ nhà; hoặc mèo bị căng thẳng, sợ hãi)

2. Khi mèo uống không đủ nước, ăn thức ăn quá khô hoặc không thoải mái với nguồn nước thường uống

3. Mèo có thói quen nuốt lông mỗi lần liếm láp cơ thể. Phần lớn lượng lông này sẽ thải ra ngoài theo đường phân. Nhưng trong quá trình “đi-ra-ngoài-cơ-thể” chúng có thể gây nên nhiều vấn đề với ruột. Nếu phân dính quá nhiều lông mèo, chúng có thể dẫn đến việc táo bón. Phân dính lông cũng thường đồng thời bám lại quay hậu môn mèo mỗi khi mèo ị hơn so với bình thường.

Với những nguyên nhân đơn giản, các chữa trị cũng không phức tạp: bạn có thể tăng chất xơ vào khẩu phần của mèo (ví dụ: cho dùng cỏ mèo, cỏ lúa, thêm rau xanh hay bí ngô vào phần ăn); thay đổi khẩu phần với những thực phẩm ướt hoặc dễ tiêu hóa hơn cho mèo để kích đại tiện và giảm lượng phân trong đường tiêu hóa của mèo. Ngoài ra thì uống nhiều nước và năng vận động hơn cũng giúp việc tiêu hóa và đại tiện thức ăn dễ dàng hơn.


Nguyên nhân nặng (đặc biệt cần sự can thiệp của bác sĩ, không khuyến cáo tự chữa trị tại nhà):

4. Mèo bị bệnh về thận, hay tiểu đường - sản sinh lượng nước tiểu lớn và khiến cơ thể chúng hấp thụ một phần lớn nước từ phân mèo khi vẫn còn ở đại tràng

5. Những bất thường ở đại tràng của mèo như phình; hẹp hay có u.

6. Các vấn đề về cột sống

Tất cả những điểm như phân khô, cứng, dính tóc, không thành khuôn hay không đều đặn đều cần được chú ý đặc biệt bởi chúng ta có thể căn cứ vào những dấu hiệu ấy để chuẩn đoán các nguy cơ táo bón và điều chỉnh chế độ ăn, hộp phân, nguồn nước uống cho mèo hay can thiệp bằng thuốc làm mềm phân để tránh những biến chứng nguy hiểm về lâu dài của đại tràng. Tóm gọn lại, “Đều đặn” là chìa khóa của sự trường thọ”, áp dụng cho cả người lẫn mèo!


(phân hình chữ J)


Ngoài ra thì, một điểm “thú vị” khác mà bạn cũng cần lưu ý là “phân hình chữ J”. Phân dạng này thường xuất hiện trên mặt sàn, kể cả với những chú mèo đi vệ sinh ngoan ngoãn nhất. Bởi đó là khi mèo trèo vào chậu vệ sinh nhưng không cho ra “thành phẩm” gì hết, rồi chúng lại nhảy ra dù vẫn cảm thấy có “nhu cầu”. Rồi ngay đúng lúc nhảy ra ngoài này, “sản phẩm” cũng ra nốt, và thậm chí còn “bội thu” hơn! Tuy nhiên, sự “bội thu” này là kết quả của việc thoát vị vùng hậu môn( là do sự dịch chuyển bất thường của các cơ quan xung quanh vùng hậu môn (và) hay bụng); chúng không đem lại dễ chịu cho mèo cưng, mà thường khiến chúng đau đớn hay thậm chí là tránh đại tiện.


Bảng: Các dấu hiệu và chẩn đoán sơ bộ của chứng táo bón và tiêu chảy (link ảnh gốc; dịch bởi Hà Mi, facebook: Hồ Lạc Vi)



Cùng chủ đề về hệ bài tiết của mèo, chúng ta cùng tiếp hiểu thêm về chứng Tiêu Chảymèo nhé!


disclamer Thông báo


Nguồn tham khảo: 

Top