Thêm vào giỏ hàng thành công!

Tác Hại Của Nhiệt Độ Và Độ Ẩm Đối Với Chó Cưng

Ngày 29, Tháng 05, Năm 2014
Chuyên Mục:  Chia sẻ kinh nghiệm nuôi Pet, Di chuyển- Du lịch
Từ khóa bài viết:  nhiệt độ, độ ẩm, chó

Copywriter
blue point
blue point
blue point
blue point
blue point

Tình huống là: Bạn đã kiểm tra nhiệt độ ngoài trời trước khi dẫn chó cưng ra ngoài đi dạo. Nhưng khi cửa mở, cả hai được đón chào bởi một luồng hơi nóng đột ngột ập đến. Cảm giác ngoài trời còn nóng hơn cả nhiệt độ thực tế!

Bạn có thể thường xuyên gặp phải trường hợp khi nhiệt độ đo được là 75 °F, tuy nhiên các chỉ số nhiệt ẩm thực tế gây ra cảm giác nóng hơn nhiều. Chỉ số này bắt đầu được áp dụng từ năm 1959, để biểu thị mức độ cảm giác khó chịu được gây ra bởi nhiệt độ kết hợp với độ ẩm trong tiết trời nóng ấm. Chỉ số nhiệt ẩm trong mùa oi bức cũng giống như gió mùa đông khi các luồng gió lạnh khiến ta có cảm giác thời tiết lạnh hơn nhiều so với nhiệt độ thực.

Chỉ số nhiệt ẩm dao động từ 43 đến 103, được tính bằng một phương trình với các thành phần là nhiệt độ và độ ẩm (lượng hơi nước trong không khí). Ở những nơi có nhiệt độ ẩm, mồ hôi khó mà bốc hơi, khiến nhiệt độ của cơ thể người và động vật không dễ gì mà giảm xuống. Độ ẩm càng tăng, bạn sẽ càng cảm thấy nóng hơn nhiều so với nhiệt độ thực tế. Khái niệm này được biểu thị bởi chỉ số nhiệt ẩm. Nhiệt độ biểu kiến, hay chỉ số nhiệt có thể lên đến 105°F, trong khi nhiệt độ không khí thực tế chỉ có 90°F, và độ ẩm tương đối là 70%.

Nhiệt độ biểu kiến của cơ thể tới 105°F có thể gây ra trạng thái sốc nhiệt. Với chỉ số nhiệt lên đến 130°F hay cao hơn, khả năng sốc nhiệt gần như là chắc chắn. Vì thế, dù nhiệt độ không quá cao, cơ thể vẫn dễ dàng mắc các bệnh do nhiệt.

Các bệnh do nhiệt bao gồm sốc nhiệt, kiệt sức do nhiệt, chuột rút do nhiệt và thường xảy ra sau khi tiếp xúc với môi trường có nhiệt độ quá cao. Những bệnh này có thể xảy ra ở tất cả các động vật có vú và có thể phòng tránh.



Những loài có nguy cơ mắc bệnh do nhiệt cao:

- Cún con và mèo con dưới 6 tháng tuổi.

- Các loài thú già (các giống chó lớn trên 7 năm tuổi, các giống chó nhỏ trên 14 năm tuổi, các giống mèo

trên 12 năm tuổi).

- Thú nuôi bị thừa cân, béo phì.

- Thú nuôi phải làm việc hay rèn luyện quá sức.

- Thú nuôi đang ốm hay đang trong quá trình điều trị bệnh.

- Thú nuôi có đầu ngắn (như chó bull hay chó pug) hoặc các con vật có tiền sử bị khó thở, tắc nghẽn khí

quản.

- Thú nuôi đang bị sốt, mất nước, mắc bệnh tim hay tuần hoàn máu kém.



Cách phòng tránh:

Sử dụng các cách phòng tránh bệnh do nhiệt sau đây trong các trường hợp:

  1. Nhiệt độ cao hơn 100°F (áp dụng chúng với các con vật dễ mắc bệnh khi nhiệt độ trên 90°F)

  2. Chỉ số nhiệt trên 72 (bắt đầu thực hiện phương pháp phòng tránh với các con vật dễ mắc bệnh)

  3. Chỉ số nhiệt trên 75 (áp dụng phương pháp phòng tránh bệnh do nhiệt cho các con vật dễ mắc bệnh một cách tuyệt đối)

Dưới đây là các phương pháp phòng tránh bệnh do nhiệt:

- Giữ thú nuôi ở những nơi thoáng khí.

- Cho chúng luyện tập vào những thời điểm mát mẻ trong ngày, vào sáng sớm hoặc chiều muộn.

- Giảm thiểu tối đa các bài tập dưới trời nóng.

- Nếu có thể, hãy giữ thú cưng trong nhà nếu điều kiện thời tiết bên ngoài quá khắc nghiệt.

- Hạn chế ra nắng vào buổi trưa hoặc đầu giờ chiều.

- Thường xuyên cung cấp nước sạch cho vật nuôi và để nước ở nơi có bóng râm.

- Trong trường hợp nhiệt độ tăng cao đột ngột, hãy để thú nuôi của bạn tự thích nghi. Có nhiều trường hợp

vật nuôi mắc bệnh do nhiệt vào mùa xuân, khi cơ thể chúng chưa quen với sự thay đổi khí hậu.

- Nếu bạn đưa vật nuôi đến một vùng có khí hậu nóng hơn, hãy cho chúng vài ngày để làm quen với khí hậu

mới.

- Hãy chắc chắn rằng cún con hoặc mèo con của bạn uống đủ nước.


disclamer Thông báo


Nguồn tham khảo: 

Petplace, Dangerous Conditions: How Heat And Humidity Affect Your Dog


Top