Thêm vào giỏ hàng thành công!

Top 10 Mẹo Huấn Luyện Chó Cưng

Ngày 01, Tháng 06, Năm 2014
Chuyên Mục: 
Từ khóa bài viết:  10 mẹo huấn luyện chó cưng, mẹo dạy chó, huan luyen cho

Copywriter
blue point
blue point
blue point
blue point
blue point
1. Hãy lắng nghe chú chó của bạn

Học cách để lắng nghe chú chó của bạn. Nếu chú có vẻ không thoải mái khi gặp một chú chó, con thú, hoặc người khác, đừng cố nài chú chào hỏi. Chú đang nói với bạn rằng chú không thoải mái là có lý do, và bạn nên tôn trọng điều đó. Hậu quả của việc ép buộc thường xuyên có thể dẫn đến chuỗi kết quả những vấn đề to lớn hơn.

2. Hãy hào phóng tình cảm

Hầu hết mọi người không biểu lộ vấn đề rõ ràng khi họ không hài lòng với chú chó của họ, hơn nữa, họ thường phớt lờ những điều tốt đẹp. Sai lầm to lớn! Hãy đảm bảo rằng bạn cho chú chó của mình rất nhiều sự yêu mến khi chú đang làm điều đúng. Hãy để chú biết rằng chú là một chú chó ngoan ngoãn. Đó là thời điểm để bạn hào phóng cho thêm sự quan tâm và khen ngợi. Hơi “quá tay” trong việc thể hiện tình cảm với thú cưng cũng không sao.

3. Liệu chú có thật sự thích thú không?

Chỉ bởi vì trên bao bì thực phẩm có ghi “ mồi ngon mà tất cả loài chó yêu thích” không có nghĩa là chú chó của bạn sẽ tự nhiên ưa thích nó. Một số chú chó có xu hướng chọn lựa cẩn thận thứ mà chúng thích ăn. Những thức ăn thưởng mềm và dai thường xuyên hấp dẫn chú chó của bạn hơn những thứ cứng và giòn. Hãy để mắt tới thứ gì chú thích.


4. Hãy nói với chú điều mà bạn muốn chú làm.

Nói “không” với chó cưng không hẳn là sai, tuy nhiên câu lệnh này chưa cung cấp đủ thông tin cho chú ta. Thay vì nói “không”, hãy nói với chú điều gì bạn muốn chú làm. Loài chó không thể tự khái quát thông tin được, vì vậy nếu chú nhảy chồm lên người bạn hoặc một ai đó để chào và bạn nói không, chú có thể nhảy cao hơn hoặc chú có thể nhảy sang bên trái thay vì bên phải. Một sự lựa chọn tốt hơn có lẽ là bảo chú “ngồi”. Hãy nói với chú điều mà bạn muốn chú làm để tránh sự nhầm lẫn.

5. Hãy nhất quán

Bất cứ khi nào bạn huấn luyện chú chó của bạn, điều quan trọng là càng có nhiều thành viên trong gia đình tham gia vào càng tốt để mọi người đồng lòng. Nếu bạn đang nói với chú chó của bạn “dừng” khi chú nhảy lên ghế sofa và ai đó lại nói “ xuống”, trong lúc đó một ai khác nữa lại để cho chú chơi ở đó, làm thế nào mà chú có thể hiểu được bạn đang muốn gì? Sự nhất quán sẽ là chiếc chìa khóa cho sự thành công của bạn.

6. Hãy có những sự mong đợi thiết thực

Sự sửa đổi hành vi phải mất thời gian. Bạn cần có sự mong đợi thiết thực về việc sửa đổi hành vi của chú chó của bạn cũng như bao lâu chú sẽ thay đổi những hành vi mà bạn không thích. Những hành vi thường xuyên, được xem là những hành vi “ bình thường” của loài chó sẽ mất nhiều thời gian nhất như: sủa, đào bới, và nhảy chồm lên. Bạn cũng cần xem xét bao lâu chú chó của bạn đã luyện tập hành vi đó. Ví dụ: nếu bạn không bận tâm khi chú nhảy chồm lên mọi người để chào mừng từ bảy năm trước và bây giờ bạn quyết định rằng không muốn chú làm điều này chút nào nữa, hành vi này sẽ mất khá nhiều thời gian để xóa bỏ hơn co với việc bạn đã giải quyết khi chú còn bé. Hãy nhớ rằng không bao giờ quá trễ để thay đổi hành vi, chỉ một số hành vi sẽ mất thời gian lâu hơn những hành vi khác.


7. Không đánh giá thấp những lợi ích của việc cung cấp thức ăn có chất lượng cao.

Hãy cho chú chó của bạn ăn một chế độ ăn cao cấp với hàm lượng protein thích hợp. Nếu chú mất hầu hết thời giờ trong ngày để quản quẩn quanh trong căn hộ của bạn, thì đừng cho chú thực phẩm có mức protein tương đương dành cho chú chó chăn cừu suốt cả ngày. Số tiền mà bạn bỏ ra cho một chế độ ăn uống chất lượng thích hợp sẽ thường là số tiền mà bạn tiết kiệm cho hóa đơn của bác sĩ thú ý sau này. Tôi khuyến nghị bạn luôn luôn tham khảo với bác sỹ để có chế độ ăn đúng đắn cho chú chó của bạn.

8. Bạn duy trì thứ mà bạn có- Không nhất thiết phải là thứ bạn muốn

Nếu chú chó của bạn biểu hiện một hành vi mà bạn không thích, chắc chắn có khả năng là hành vi đó đã được lặp đi lặp lại nhiều lần trước đây. Một ví dụ thú vị là khi chú mang cho bạn một món đồ chơi và sủa lên để khiến bạn phải ném nó đi. Bạn ném món đồ chơi. Chú hiểu được rằng sủa khiến bạn làm điều mà chú muốn. Bạn nói “không”, và thậm chí chú sửa nhiều hơn. Lạy trời cho bạn đừng ném món đồ chơi ngay! Tại sao ư? Bởi vì bạn sẽ dạy chú về sự kiên trì sẽ được thưởng. Đến khi bạn nhận ra thì chú chó của bạn sẽ chỉ sủa và sủa mỗi lúc chú muốn một điều gì đó. Giải pháp ư? Hãy phớt lờ tiếng sủa của chú hoặc bảo chú làm điều gì đó cho bạn (như “ngồi” chẳng hạn) trước khi bạn ném đồ chơi của chú.

9. Mua chuộc trái với khen thưởng

Ý tưởng sử dụng phần thức ăn thưởng để huấn luyện thường bị đánh đồng với mua chuộc. Trung thực mà nói, loài chó đang làm việc. Nếu việc sử dụng phần thưởng để nó làm điều bạn muốn, thì tại sao không nhỉ? Bạn cũng có có thể sử dụng cả thế giới quanh bạn như một sự củng cố. Mỗi sự tương tác mà bạn có với chú chó của bạn là một cơ hội học hỏi, vì vậy khi bạn nghĩ về điều này, có thể bạn không dùng thức ăn rất thường xuyên ngoại trừ trong suốt những bài huấn luyện. Vậy tại sao chú không tiếp tục thực hiện hành vi bạn không thích? Bởi vì bạn tăng cường thêm sự tán dương, âu yếm, những trò chơi và những buổi đi dạo. Chỉ lưu ý rằng, hành vi đem lại phần thức ăn thưởng, phần thưởng không đem lại hành vi.

10. Sự tự do

Hãy để chú chó mới của bạn dần dần có được sự tự do trong ngôi nhà bạn. Một lỗi phổ biến mà nhiều chủ nuôi thú cưng mắc phải là cho chú con của họ quá nhiều sự tự do quá sớm. Điều này dễ dàng dẫn đến nhiều tai nạn liên quan đến việc đi vệ sinh trong nhà và hành vi nhai gặm phá hoại. Vì vậy, hãy đóng cửa những phòng không có người và sử dụng những cổng rào nhỏ để ngăn cách những khu vực của ngôi nhà nếu cần thiết. Một trong những cách tốt nhất để giảm thiểu những tai nạn là buộc dây giữ chú ở trong nhà và sử dụng một cái cũi gỗ hoặc một khu vực an toàn cho chó con khi bạn không thể giám sát được chú.


disclamer Thông báo


Nguồn tham khảo: 

Top