Thêm vào giỏ hàng thành công!

Bệnh Giun Chỉ Ở Chó Mèo - P2

Ngày 28, Tháng 07, Năm 2015
Chuyên Mục: 
Từ khóa bài viết:  nguy cơ nhiễm giun, kiểm tra giun ở chó mèo, điều trị chó mèo bị giun

Copywriter
blue point
blue point
blue point
blue point
blue point

Nguy cơ nhiễm bệnh

Ngay cả khi ở khu vực của bạn không có loại bệnh này, bạn cũng cần xem xét rất nhiều yếu tố khiến vật cưng của bạn nhiễm bệnh. Vì có thể ở nơi bạn sống, tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với bạn nghĩ hoặc khi bạn du lịch với thú cưng tới nơi mà bạn không biết rằng ở đó có rất nhiều con vật nhiễm giun chỉ. Mỗi năm bệnh giun chỉ lại lan rộng sang các vùng mới. Những chú chó đi lạc hoặc bị bỏ rơi có thể là nguồn lây nhiễm. Những con muỗi bị gió thổi đến từ những khoảng cách rất xa và việc những chú chó bị nhiễm bệnh đến những nơi chưa từng có bệnh này cũng góp phần làm cho bệnh lây lan.

Thực tế các yếu tố rủi ro là không thể lường trước. Sự thay đổi đa dạng, từ khí hậu cho đến sự hiện diện của các loài vật hoang dã, cũng khiến cho tỷ lệ mắc bệnh biến đổi từ năm này qua năm khác thậm chí chỉ trong một vùng. Và bởi vì muỗi mắc bệnh có thể xâm nhập nên cả những vật nuôi trong nhà cũng như ngoài trời đều có nguy cơ mắc bệnh.

Vì vậy, các bác sỹ thú y khuyên bạn (1) kiểm tra thú cưng có bị nhiễm giun chỉ không mỗi 12 tháng (2) Phòng ngừa giun chỉ 12 tháng một năm.

Quy trình và thời gian kiểm tra

Chó.

Chó nên được kiểm tra hàng năm, và thường được thực hiện định kỳ để chăm sóc phòng ngừa. Dưới đây là những hướng dẫn cho việc kiểm tra và thời gian thực hiện:

Chó con dưới 7 tháng tuổi chích ngừa giun chỉ mà không cần xét nghiệm nhiễm giun chỉ (vì chó sau khi nhiễm bệnh ít nhất 6 tháng mới có kết quả xét nghiệm dương tính), nhưng nên được xét nghiệm 6 tháng sau mũi đầu tiên, tiêm nhắc lại trog 6 tháng tiếp theo và hàng năm để đảm bảo phòng ngừa.

Chó trưởng thành trên 7 tháng tuổi và trước đó chưa được được chích ngừa cần tiến hành xét nghiệm trước khi tiêm. Chúng cũng cần được kiểm tra mỗi 6 tháng và 12 tháng sau đó.

Nếu có sai sót trong việc phòng ngừa (một hoặc nhiều hơn một lần tiêm muộn hoặc bỏ tiêm), chó cần được kiểm tra ngay lập tức, sau đó kiểm tra lại 6 tháng sau đó và hàng năm. Việc kiểm tra hàng năm là rất cần thiết, ngay cả khi chó đã được tiêm phòng đầy đủ, để đảm bảo rằng chương trình phòng chống đang hoạt động tốt. Các thuốc ngừa giun chỉ khá hiệu quả tuy nhiên chó vẫn có thể bị nhiễm bệnh. Nếu bạn quên mất một liều thuốc của tháng nào đó hoặc tiêm muộn, chó có bạn sẽ không được bảo vệ. Ngay cả khi bạn đã cho chó uống phòng đúng như khuyến cáo, chó vẫn có thể nhổ hoặc ói thuốc hoặc chà đi lớp thuốc bôi ngoài da. Các thuốc phòng chống giun chỉ rất hữu hiệu nhưng không có tác dụng tuyệt đối. Nếu bạn không tiến hành xét nghiệm cho chó, bạn sẽ không biết được rằng chó của mình cần được chữa trị.

Mèo

Việc phát hiện mèo nhiễm giun chỉ sẽ khó hơn so với ở chó, bởi vì mèo thường ít có nguy cơ có giun trưởng thành hơn. Phương pháp phổ biến được dùng để kiểm tra sử dụng kết hợp giữa kháng nguyên và xét nghiệm kháng thể (sử dụng xét nghiệm kháng thể để phát hiện việc tiếp xúc với ấu trùng giun chỉ). Bác sỹ thú y có thể sử dụng tia X-quang hoặc siêu âm để kiểm tra nhiễm trùng giun chỉ. Bạn nên cho mèo xét nghiệm trước khi tiến hành các biện pháp phòng ngừa và tái xét nghiệm theo như chỉ dẫn của bác sỹ thú y để theo dõi những mối nguy hiểm và sự phơi nhiễm. Bởi vì không có cách chữa trị giun chỉ nào cho mèo được phê chuẩn nên phòng ngừa là điều rất quan trọng.

Cách điều trị

Hầu hết những chú chó nhiễm giun chỉ đều có thể chữa khỏi. Mục đích đầu tiên là ổn định chú chó của bạn nếu như chó đang có những biểu hiện bệnh, sau đó tiêu diệt những giun trưởng thành và chưa trưởng thành, trong khi đó hạn chế những tác dụng phụ của việc điều trị đến mức tối thiểu.

· Xác nhận lại chẩn đoán: Việc xét nghiệm giun chỉ ngày nay đã chính xác hơn nhiều so với vài năm trước. Tuy nhiên khi chó của bạn có kết quả xét nghiệm kháng nguyên dương tính, bạn cần xác nhận bằng một xét nghiệm khác. Bởi vì phác đồ điều trị giun chỉ khá tốn tiền và phức tạp, bác sỹ thú y muốn hoàn toàn chắc chắn rằng việc điều trị là cần thiết.

· Hạn chế tập thể dục. Yêu cầu này có vẻ khó thực hiện, đặc biệt nếu chú chó của bạn rất hiếu động. Nhưng các hoạt động thể chất bình thường của chó cần được hạn chế nếu như việc chẩn đoán đã được xác nhận, bởi vì việc gắng sức trong các hoạt động thể chất làm tăng tốc độ gây hại của giun chỉ đối với tim và phổi. Chó càng có nhiều triệu chứng trầm trọng, thì càng phải hoạt động ít.

· Ổn định tình trạng bệnh. Trước khi bắt đầu điều trị giun chỉ, cần ổn định tình trạng của chó với phương pháp thích hợp. Trong những trường hợp nhiễm giun nặng, hoặc khi chó có tình trạng sức khỏe nghiêm trọng khác, việc này có thể cần đến vài tháng.

· Kiểm soát việc điều trị. Khi bác sỹ đã xác định chú chó của bạn đã ổn định và sẵn sàng cho việc điều trị giun chỉ, bác sỹ sẽ đưa ra phác đồ điều trị gồm nhiều bước. Bạn có thể tìm hiểu các hướng dẫn cho việc điều trị này qua các Hiệp hội. Những chú chó không có các biểu hiện hoặc ít biểu hiện không có nghĩa là các triệu chứng không nghiêm trọng bởi những chú chó có rất nhiều giun vẫn có thể có rất ít hoặc không có biểu hiện bệnh trong thời kỳ đầu nhiễm bệnh.

· Xét nghiệm (phòng ngừa). Khoảng 6 tháng sau khi kết thúc điều trị, bác sỹ thú y sẽ tiến hành xét nghiệm giun chỉ để xác nhận đã loại bỏ hoàn toàn giun chỉ. Để tránh khả năng chó có thể nhiễm bệnh lại, bạn cần tiến hành phòng ngừa hàng năm cho chó.

Mèo có sự khác biệt đối với chó về bản chất bệnh và việc chẩn đoán ra sao và kiểm soát như thế nào. Một vài trường hợp, giun chỉ sẽ hết nhưng vẫn để lại những tổn thương về hệ hô hấp. Giun chỉ trong hệ tuần hoàn cũng ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của mèo và gây ra các triệu chứng như ho, thở khò khè và khó thở. Giun chỉ ở mèo thậm chí có thể di cư đến các bộ phận khác của cơ thể, ví dụ như não, mắt, và tủy sống. Các biến chứng nghiêm trọng như máu đông trong phổi và viêm phổi nếu như giun trưởng thành chết trong cơ thể mèo.

· Chẩn đoán: Trong khi chó có thể có 30 hoặc hơn 30 giun chỉ trong tim và phổi, mèo thường chỉ có 6 hoặc ít hơn và có thể chỉ có 1 hoặc 2 con. Nhưng ở chó số lượng giun chỉ liên quan đến mức độ nghiêm trọng của bệnh thì ở mèo chỉ cần 1 hoặc 2 con giun cũng khiến cho mèo rất ốm yếu. Việc chẩn đoán có thể rất phức tạp.Khi mèo có dấu hiệu hô hấp khó khăn và nghi ngờ nhiễm giun chỉ, việc chẩn đoán dựa trên tiền sử, khám lâm sàng, siêu âm tim, chup X-quang, thử máu và nhiều loại xét nghiệm máu. Ngoài ra còn có thể tiến hành siêu âm.

· Điều trị: Mèo bị nhiễm giun cần được chăm sóc thú y tốt. Mục tiêu là ổn định mèo và xác định một quá trình chăm sóc dài hạn.

· Theo dõi mèo: Nếu mèo không có các biểu hiện suy hô hấp, nhưng lại phát hiện ra có giun chỉ ở phổi, bạn nên chụp X-quang ngực cho mèo mỗi 6 đến 12 tháng. Nếu có các dấu hiệu nhẹ, có thể sử dụng lượng nhỏ prednisolone (theo chỉ dẫn của bác sỹ thú y) để giúp giảm viêm.

· Chăm sóc thú y. Nếu bệnh nặng, cần được hỗ trợ ví dụ như nhập viện để có thể điều trị (dịch truyền tĩnh mạch, thuốc trị các triệu chứng về tim và phổi, kháng sinh và chăm sóc điều dưỡng nói chung). Trong vài trường hợp có thể tiến hành phẫu thuật loại bỏ giun chỉ.

· Duy trì việc phòng ngừa. Mèo đã bị nhiễm giun thì rất dễ nhiễm lại, và cả mèo nuôi trong nhà cũng như ngoài trời đều có nguy cơ như nhau. Điều quan trọng là ngăn ngừa hàng tháng, dưới dạng bôi hoặc uống thuốc. Các biện pháp phòng ngừa ngăn chặn lây nhiễm mới nếu muỗi nhiễm bệnh có hút máu mèo.


disclamer Thông báo


Nguồn tham khảo: 
Heartwormsociety, Heartworm Basics

Top