Thêm vào giỏ hàng thành công!

Đau Đầu Khi Xử Lý Các Vấn Đề Hành Vi Ở Chó

Ngày 01, Tháng 08, Năm 2015
Chuyên Mục: 
Từ khóa bài viết:  chó, hành vi, sủa, cắn, rên rỉ, nhai gặm, đào bới

Copywriter
blue point
blue point
blue point
blue point
blue point

Bạn đang rối bời vì không biết xử lý ra sao nếu cún cưng có vấn đề về hành vi của mình? Dưới đây là 12 “chuyện” nhức đầu ở loài chó mà bạn có thể phải gặp:


  1. Đào bới


terrier digging in garden, rear view


Loài chó rất thích đào bới, và chúng có thể đào tung lên cả khu vườn nhà bạn nếu bạn không huấn luyện chúng kiểm soát hành vi này. “Bắt tận tay, day tận mặt” ngay khi bạn phát hiện cún cưng đang đào bới, ra hiệu cún không được làm thế nữa và cho cún đồ chơi để nó quên việc đào bới.

Mẹo: Để một hộp cát ở chỗ cún đào được, và chôn vùi một vài món đồ chơi yêu thích của cún vào cát. Cún cưng sẽ hào hứng với trò chơi mới này.


2. Nhai gặm


Những chú chó, đặc biệt là cún con, rất thích dùng mõm của mình để tìm hiểu thế giới xung quanh. Chúng nhai gặm đồ vật để cảm thấy thoải mái, tuy nhiên hành vi này làm chúng thích phá hoại đồ đạc, và chúng còn có thể nuốt phải vật lạ (như tất vớ), và làm tắc đường ruột. Do vậy, bạn cần loại bỏ thói quen này ở cún ngay lập tức.

Mẹo: Cho cún chơi với đồ chơi dẻo, nhai được.


3. Xin ăn


Dog begging at table


Chắc hẳn bạn không thể cưỡng lại cảnh tượng chú cún mình háo hức, mặt nài nỉ đòi ăn đúng không? Nhưng nếu chúng được cho ăn quá nhiều, cún sẽ nhanh béo phì và hình thành thói quen không tốt là cún muốn gì đều được cả. Cho nên, khi bạn nhìn thấy bộ mặt “dễ thương” xin ăn của cún, hãy kiên quyết nói “không” và cún sẽ ngừng đòi ăn nữa.


4. “Giả vờ điếc”


Đã bao giờ bạn lâm vào tình cảnh bạn gọi cún cưng chạy đến bên mình, nhưng nó lại tỏ ra không nghe thấy, hoặc không muốn chạy đến chưa? Nếu chưa, bạn nên hình thành thói quen khen thưởng mỗi khi cún làm theo lời bạn. Còn nếu bạn đang đau đầu vì vấn đề này, đừng đuổi theo nó mà hãy vừa đi vừa gọi cún nhiều lần. Nếu cún vẫn chưa chịu đi, bạn nên ra hiệu cún nằm xuống, tiến về phía nó, rồi lại vừa chạy xa khỏi cún vừa gọi nó chạy theo.


Mẹo: Đừng gọi tên của cún khi bạn muốn nó làm việc gì. Hãy ra hiệu hoặc nói rõ điều mà bạn cần cún thực hiện, vì chúng không thể hiểu tại sao bạn lại kêu tên nó.


5. Kéo dây xích


Border terrier straining leash


Loài chó rất thích khám phá thế giới xung quanh nên chúng không thích bị gò bó trong một dây xích mỗi khi đi dạo. Chúng sẽ giật dây xích để chạy đi lung tung, cho nên bạn cần huấn luyện cún cưng ngoan ngoãn khi đi dạo cùng bạn.


Mẹo: Để dây xích giữ cún cưng trong khoảng ngắn, nhưng vẫn nới lỏng chút. Khi cún cưng kéo dây xích chật quá, bạn hãy đứng lại rồi cún sẽ dừng lại theo để biết tại sao bạn không đi tiếp nữa. Nếu cún quay về bên bạn, bạn nên khen thưởng nó, rồi tiếp tục chuyến đi dạo. Sau vài ngày đi dạo, cún cưng sẽ hiểu rằng dù chúng cố kéo dây xích đi thì chúng vẫn chẳng chạy đi đâu được cả.


6. Lo lắng khi bị xa cách


Cún cưng nào cũng thấy buồn nếu cô/cậu chủ xa cách nó trong một thời gian, cho nên bạn cần dạy nó cách quen với hoàn cảnh này. Đầu tiên, bạn để cún ở một mình trong vòng 5 - 10 phút, sau đó tăng thời gian ở một mình sau mỗi lần huấn luyện. Trong lúc cún “tự kỉ” như vậy, bạn nên để lại cho nó một món đồ chơi nhai được, và bật đài hoặc tivi cho nó nghe. Bạn sẽ thấy nóng lòng muốn được gặp thú cưng của mình ngay, nhưng bạn cần kiên nhẫn chờ đợi để cún cưng học được rằng: ở một mình không sao cả. Việc huấn luyện nghiêm ngặt có thể ngăn chặn sự lo lắng khi ở một mình của cún, nhưng bạn nên hỏi tham vấn bác sĩ thú y nếu cún cưng của bạn đã già rồi.


7. Rên rỉ


Cún cưng nhà bạn rên rỉ ư? Có thể do bạn nuông chiều thú cưng nhiều, và chả mấy khi phớt lờ nó, cho nên nó hiểu rằng rên rỉ sẽ làm bạn mềm lòng.

Mẹp: Quay lưng đi, khoanh tay lại, ngoảnh mặt đi chỗ khác hoặc để nó ở một mình. Khi bạn không nghe thấy tiếng rên rỉ nào nữa, quay lại chơi với cún để nó học rằng rên rỉ làm mọi người không thích nó.


8. Sủa trước cửa nhà


Để giúp cún khỏi sủa như vậy, ta cần huấn luyện nó một thói quen mới. Bạn hãy đặt một vật trong tầm mắt của cún tới cửa phòng, sau đó ra hiệu cún nằm xuống tới khi nào bạn kêu nó chạy đến đồ vật kia. Hoặc ta có thể nhờ ai đó mở cửa bước vào khi nghe thấy cún đã ngừng sủa, rồi người đó khen thưởng cún cưng vì nó học được rằng: giữ im lặng sẽ được nhận quà đó.


9. Nhảy lên


German shepherd jumping up on woman


Nhảy lên trước mặt người khác là cách tự nhiên mà loài chó chào mọi người, nhưng điều này có thể làm một số người hoảng sợ.

Mẹo: Huấn luyện cún cưng biết kiềm chế sự phấn khích của nó bằng cách: Vờ như không biết cún cưng đang chào mình đến khi bạn nhìn thấy hai chân trước của nó trên mặt đất, rồi bạn mới quay ra chào và chơi đùa với nó.


10. Cắn


Bất kì cún cưng nào đều có thể cắn người xung quanh nếu nó thấy lo lắng và bị đe dọa. Do vậy, bạn để cún khám phá cuộc sống xung quanh càng nhiều thì nó sẽ càng cảm thấy bớt sợ hãi giữa nhiều người. Từ từ cho nó tiếp xúc với nhiều nơi khác nhau để cún cảm thấy an toàn; và dành nhiều thời gian ở bên cún để nó học cách tin tưởng con người. Bạn chú ý rằng luôn luôn quan sát các dấu hiệu chứng tỏ cún cưng không cảm thấy thoải mái, để bạn động viên nó kịp thời.

Chú ý: đặc biệt coi chừng khi cún ở với trẻ em, hoặc đồ ăn.


11. Hung dữ


Một chú cún trở nên hung dữ là khi chúng sợ hãi hoặc lo lắng. Bạn cần tham vấn từ người huấn luyện thú cưng chuyên nghiệp, hoặc bác sĩ thú y để tìm ra cách xóa bỏ hành vi này. Bạn không được để một chú cún hung hăng ở với trẻ nhỏ, hoặc người lạ (dù bạn nghĩ nó sẽ chẳng tấn công ai); và nên đeo mõm chó khi bạn đưa cún ra nơi công cộng.


12. Sủa liên hồi


Dog barking by gate


Đa phần chúng ta sẽ la lên nếu cún nhà mình sủa, nhưng điều đó lại càng làm mọi thứ tệ hơn. Một số chú chó sủa những điều mà các cún khác chả quan tâm; một số cún lại thấy buồn chán thì cứ sủa lên thôi. Bạn nên hỏi ý kiến từ người huấn luyện, hoặc bác sĩ thú y để lập kế hoạch dạy cún cưng trở nên ngoan hơn đó.


Ai nuôi thú cưng đều chả gặp rắc rối khi thú cưng của mình có vấn đề về hành vi. Bạn - người nuôi - người bạn thân của cún cưng nhà mình không được từ bỏ kiên nhẫn và tình yêu dành cho thú cưng dẫu nó chưa ngoan ngoãn như những con cún khác. Bạn sẽ học được nhiều điều khi cố gắng khắc phục nhược điểm cho thú cưng nhà mình, và bạn sẽ bất ngờ khi thấy mình trưởng thành biết bao nhiêu đó.


disclamer Thông báo


Nguồn tham khảo: 
Web MD, Top 12 Behavioral Problems in Dogs

Top