Thêm vào giỏ hàng thành công!

Một Số Lời Khuyên Khi Đưa Cún Cưng Đi Du Lịch

Ngày 05, Tháng 06, Năm 2014
Chuyên Mục: 
Từ khóa bài viết:  cún cưng, du lịch, áo phao, túi vải, balo, thức ăn, chấn thương, say xe

Copywriter
blue point
blue point
blue point
blue point
blue point

Cún cưng cũng được xem như là một thành viên trong gia đình húng ta, cho nên, điều hiển nhiên trong số chúng ta, ai cũng muốn đưa cún cưng đi cùng với mình trong chuyến du lịch của gia đình. Ở Hoa Kỳ, có đến mười triệu thú cưng được tham gia vào những cuộc hành trình cùng với chủ mỗi năm.

Những chương trình cho các kì nghỉ cùng thú cưng ngày càng được mọi người quan tâm và lên kế hoạch. Một số vật dụng thiết yếu cho chuyến du lịch cũng tăng lương tiêu thụ lên rất cao, chẳng hạn như balo du lịch chuyên dụng cho cún cưng. Một chuỗi khách sạn cũng đã thay đổi quan điểm, họ bổ sung một số qui định để chào đón những khách du lịch đi cùng với thú cưng. Hiệp Hội Ô-Tô Hoa Kỳ (AAA) đã cho biết rằng có hơn 12.000 chỗ trọ chấp nhận vật nuôi.

Cân nhắc có nên đưa cún cưng theo cùng khi đi du lịch?

Thú cưng bị bệnh, đang bị thương hoặc mang bầu bắt buộc phải cho ở nhà. Trong trường hợp cún cưng của bạn bị say tàu xe, hoặc nhạy cảm, dễ bị kích động, cơ thể không khỏe mạnh hay tâm lí, cảm xúc không ổn định khi bị thay đổi thói quen hằng ngày, bạn nên để cún cưng ở nhà. Điều này rất hợp lí, khi bạn có một chuyến du lịch nhanh, ngắn hạn.

Chuyến đi sẽ thật sự rất vui dưới quan điểm của vật nuôi? Cún cưng của bạn liệu có bị khóa trong phòng khách sạn trong khi bạn đang hưởng thụ, tắm nắng ngoài biển hay đang chơi tàu lượn siêu tốc?

Bạn nên để cún cưng ở nơi mà chú cảm thấy thoải mái nhất, chẳng hạn như cuộn tròn trên băng ghế dài hoặc nhờ bạn bè hay người thân chăm sóc giúp. Bạn cũng có thể gửi cún cưng tại các trung tâm thú y có dịch vụ chăm sóc thú cưng khi chủ vắng nhà.

Cách tốt nhất là bạn nên nhờ người lớn trông hộ cún cưng khi bạn đi vắng, vì những thanh thiếu niên không đáng tin cậy lắm, thỉnh thoảng họ có thể quên chăm sóc cún cưng của bạn.

Bạn muốn cùng cún cưng của mình có những khoảnh khắc đẹp trong chuyến du lịch, nhưng lại lo lắng về cách cư xử không đúng mực của cún nhà mình. Bạn nên giúp cún cưng cải thiện hành vi xấu bằng việc huấn luyện để cún học được cách cư xử tốt ở những nơi công cộng. Những chú cún thường sẽ bị phạt vì những hành vi không tốt và bị cấm không được gây bất cứ rắc rối nào.

Hội bảo vệ động vật (PETA) khuyến khích những buổi huấn luyện tương tác cho cún một cách nhân đạo, như vậy sẽ giúp cún cưng nhà mình cảm thấy được tự do nhiều hơn và hiểu hơn về thế giới con người chúng ta.

Bạn nên tự thực hiện những bài tập huấn luyện cho cún cưng của mình. Như vậy bạn có thể học được cách giao tiếp với cún cưng nhà mình một cách hiệu quả. Không nên gửi cún cưng cho người khác huấn luyện, như vậy có thể cún cưng của mình bị hành hạ mà mình không biết được.

Chuẩn bị trước chuyến đi

Bạn nên tham khảo, nghiên cứu và tìm hiểu thật kĩ những qui định và chính sách liên quan đến vật nuôi, chẳng hạn như luật kiểm dịch (có nghĩ là bạn phải có giấy chứng nhận thú y là cún cưng của bạn đã được chích ngừa đầy đủ), hoặc biết trước về những hạn chế về phương tiện di chuyển. Kiểm tra lại lần hai xem khách sạn và những nơi dự kiến sẽ đến khác có cho phép thú cưng đến hay không.

Bạn cũng có thể cân nhắc việc đưa cún cưng đến bác sĩ thú y để cấy vi mạch vào dưới da. Quá trình này không hề gây đau đớn hay bất cứ tổn thương nào cho cún cưng của bạn. Vi mạch được cấy dưới da mang đầy đủ thông tin cần thiết để nhận dạng cún cưng trong trường hợp thất lạc.

Đưa cún cưng nhà bạn đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên để có giấy chứng nhận sức khỏe. Giấy sức khỏe của cún cưng này phải được cập nhật tất cả thông tin mới nhất, lời khuyên của bác sĩ, và cần phải có nội dung nêu rõ là cún cưng có sức khỏe tốt và đảm bảo tiêm chủng vacin đầy đủ.

Bạn nên chuẩn bị kĩ cho cún cưng những vật dụng cần thiết trong chuyến đi, từ túi vải cho cún cưng, đến áo phao, và ngay cả hộp đựng thức ăn. Ngoài ra, bạn cần chú ý đến những đồ dùng khác, như thức ăn thưởng chẳng hạn, để cún cưng có một chuyến đi vui vẻ và thoải mái, đảm bảo an toàn trong suốt cuộc hành trình xuyên thành phố hoặc xuyên quốc gia.

Khi đi xe ô tô trên đường

Mặc dù đi bằng xe thú cưng sẽ gặp ít nguy hiểm hơn đi máy bay, nhưng bạn cũng cần lưu ý một số điểm sau đây:

  • Không bao giờ để cún một mình trong xe hơi. Những chú chó có thể bị nguy hiểm hoặc chết nếu ở một mình trong xe, ngay cả khi thời tiết ấm áp. Vào một ngày đẹp trời 78°F (~25.6°C), nhiệt độ bên trong xe hơi đậu dưới bóng râm là 90°F (~32.2°C) và nhiệt độ có thể lên đến 160°F (~71.1°C) trong vài phút khi xe đậu dưới ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu thẳng lên xe. Cún cưng của bạn có thể bị say nắng chỉ trong 15 phút.

  • Để ngăn ngừa say xe, bạn nên cho cún ăn sớm hơn vài giờ trước khi khởi hành. Tập luyện một số động tác trước khi xuất phát vài tiếng để cún không bị nóng và khát trong xe hoặc bị ép phải nhịn đi toilet hàng giờ trong khi chờ đến trạm dừng kế tiếp.

  • Không để cún cưng ngồi thùng xe bán tải. Khi bạn dừng xe đột ngột, cún cưng sẽ lập tức bị văng xuống đường. Chưa kể đến sức nóng tỏa ra từ sàn kim loại có thể gây bỏng chân của cún.

  • Mang theo nước và đá trên xe. Tô đựng thức ăn chuyên dụng được bán rộng rãi ở các siêu thị và shop bán hàng online.

  • Trong trường hợp cún bị say xe, bạn nên nhờ bác sĩ thú y kê đơn thuốc cho cún cưng. Hoặc bạn cũng có thể cho cún cưng uống viên thuốc gừng, rất hiệu quả, thuốc được bán rộng rãi tại các cửa hàng thức ăn, chăm sóc sức khỏe cho vật nuôi.

  • Bạn nên để cún vào chuồng hoặc cố định cún bằng dây an toàn được thiết kế đặc biệt dành riêng cho chó, dễ dàng tìm mua tại các cửa hàng vật nuôi.

  • Không bao giờ để cửa xe hoặc cửa sổ mở khi cún cưng chưa được giữ cố định. Vô số cún cưng đã bị thất lạc vì nhảy ra khỏi xe khi đến trạm thu phí hay trạm dừng.

  • Hạn chế dắt cún của bạn đi loanh quanh.

  • Nên dùng miếng che nắng ô tô cho cửa sổ hai bên và đằng sau.

  • Đảm bảo hệ thống điều hòa trong xe hoạt động tốt, và luôn mở khi chạy.

  • Đừng để cún cưng đưa đầu ra ngoài cửa sổ. Bạn có thể sử dụng một tấm lưới thép, được gắn vừa khít lên cửa sổ của xe. Như vậy vẫn đảm bảo được tầm nhìn cho cún cưng cũng như tránh được gió cát, bụi bặm bay vào mắt của chú.

Khi đi máy bay

Chúng ta nghĩ rằng đi máy bay là phương tiện nhanh nhất và ít bị căng thẳng nhất. Nhưng đối với những chú cún thì hoàn toàn ngược lại. Cún cưng của bạn sẽ phải bị nhốt trong lồng trong suốt chuyến bay. Bạn chỉ nên chọn phương tiện này khi không còn một sự lựa chọn nào khác. Vì bị nhốt trong lồng rất nguy hiểm cho cún cưng của bạn, một vài trường hợp có thể gây chết.

Khi đến nơi

Những chú cún phát triển khỏe mạnh là nhờ có thói quen sinh hoạt lành mạnh. Thói quen này cũng sẽ không bị ảnh hưởng nhiều khi bạn cùng cún cưng đi xa. Khi đến địa điểm du lịch, nghỉ mát, bạn nên dắt cún cưng của mình đi dạo, chơi ngoài sân, cho cún uống nước sạch và ăn thực phẩm dinh dưỡng (tốt nhất là loại thức ăn giống như khi chú được cho ăn ở nhà). Trong trường hợp bất khả kháng mới phải đổi loại thức ăn khác, vì như vậy sẽ không tốt cho dạ dày của cún cưng. Rửa khay đựng thức ăn sạch sẽ.

Nhắc nhở cún cưng phải ngoan ngoãn khi đến những địa điểm du lịch. Bạn cũng nên phải tuân thủ luật phải xích chó. Nếu cún cưng nhà bạn sủa quá to và làm ồn ào, bạn không nên để chú một mình trong phòng tại khách sạn. Trong trường hợp bạn để cún ở phòng của khách sạn (vì lí do an toàn), bạn nên thông báo với ban tiếp tân hoặc đại diện khách sạn.

Bệnh tật hoặc chấn thương

Tốt hơn hết là bạn nên xin bác sĩ tư vấn giúp những địa điểm thú y ở quanh khu vực bạn dự định sẽ đến. Bạn cũng nên in một tấm bản đồ của trạm xá thú y để đi đến đó một cách nhanh nhất có thể trong trường hợp khẩn cấp.

Khi đi tàu/ thuyền

Đừng quên mặc áo phao cho cún cưng của bạn. Mặc dù chú chó của chúng ta là vận động viên bơi lội cừ khôi nhưng chú có thể bị đuối sức, và có thể bị chết đuối. Áo phao đặc biệt rất quan trọng đối với những chú chó dễ bị tai biến/ động kinh hay gặp phải các vấn đề về sức khỏe khác hoặc trong trường hợp mới đi tàu/ thuyền lần đầu.

disclamer Thông báo


Nguồn tham khảo: 
PETA, Top Tips For Travelling With Dog.

Top