
Dưới ánh nắng vàng của buổi chiều tà ngày Chủ nhật, một nhóm
người đang quây quần bên những chú chó của họ tại một công viên nhỏ gần hồ sen
thuộc quận Tây Hồ, Hà Nội. Không khí rất
vui vẻ nhưng chủ đề câu chuyện lại khiến mọi người khá căng thẳng – đó là nạn
trộm chó.
Ảnh: Alamy
Việt Nam nổi tiếng là một quốc gia ăn thịt chó, đặc biệt là ở miền Bắc. Người ta thường ăn thịt chó vào những thời điểm nhất định trong tháng rằm để lấy may. Các nhà hoạt động ước tính có khoảng 5 triệu con vật bị giết mỗi năm cho việc trao đổi buôn bán. Truyền thông trong nước đưa tin về việc chó lai bị trộm để giết thịt, cũng như kêu gọi có những biện pháp trừng phạt nghiêm khắc hơn đối với những tên trộm. Trong năm nay, một thanh niên 22 tuổi đã bị bỏ tù 1 năm do bị bắt quả tang khi đang trộm 6 con chó.
Khi được liên hệ qua mạng, bốn thành viên của một hội những người yêu chó trên Facebook nói vật nuôi của họ bị trộm vào tháng trước và đã được chuộc lại. Không có ai trong số những người được phỏng vấn nói họ sẽ báo công an bởi họ không có giấy chứng nhận quyền sở hữu.
Capriotti, một biên tập tại một tạp chí một thú nuôi đầu tiên tại Việt Nam, cho biết: “Giấy chứng nhận quyền sở hữu chỉ được cấp cho chủ nuôi mua chó từ người gây giống được Hiệp hội những người nuôi chó giống tại Việt Nam (VKA) công nhận hay trong trường hợp con vật được đem về từ nước ngoài.
Chỉ có một vài bác sĩ thú y có dịch vụ gắn microchip (vi mạch) và cũng không có chương trình quốc gia và bảo hiểm cho vật nuôi nào tại Việt Nam.
Quảng cáo
“Quy trình thông thường” đó là đi phát những tờ áp phích (poster) có ảnh của chó và số điện thoại liên lạc được in trên đó quanh khu vực mình sống. Bà nói: “Bọn trộm thường liên lạc lại sau 1 tuần và thương lượng số tiền chuộc.”
Một quán thịt chó nhỏ tại khu phố cổ Hà Nội. Ảnh: Marianne Brown
Cũng có một số địa điểm để tìm lại chó bị đánh cắp. Tôi đã ghé vào một cửa hàng bán thú nuôi trên đường Bạch Mai và ngỏ ý tìm chó bị mất vào ngày hôm trước. Bố của người chủ nói nhiều người đến đây để tìm chó thất lạc và đưa ra 4 tờ áp phích để minh họa cho lời mình nói.“ Có người tới cửa hàng để bán chó, nhưng họ lại không có giấy tờ nên chúng tôi không biết chó có bị đánh cắp hay không”, ông nói đồng thời cũng cho hay giá cửa hàng mua lại chó rơi vào khoảng 50$ - 100$ mỗi con.
Để tìm lại vật nuôi, ông bảo tôi để lại thông tin liên lạc và ảnh của chú chó đi kèm một khoản phí. “Chủ nuôi quý chó nên giá chuộc thường cao hơn giá mua một con mới” – ông nói
Trên phố Hồng Mai, một thanh niên đang ngồi cạnh vài chú chó con lông trắng mịn hỏi tôi về thông tin chi tiết của con chó mà tôi đang tìm kiếm, bao gồm cả giới tính và nơi tôi mua con vật. Cậu ta nói có thể tìm lại được con chó với mức phí khoảng 20 triệu đồng. “ Rất nhiều người trên phố này cũng làm dịch vụ của “người trung gian” này, nhưng anh ta quả quyết mình là người giỏi nhất trong số đó.
Trưởng công an Tuấn nói nếu chó bị đánh cắp, chủ nuôi nên trình báo với công an ngay lập tức. Anh nói “Nếu họ không báo cáo thì làm sao chúng tôi giúp được?” Một chủ nuôi tên Hải nghĩ rằng nhà nước nên có nhiều biện pháp giúp bảo vệ thú nuôi hơn. Trong khi đó, anh đã có giải pháp riêng: “Vào ban đêm tôi nhốt chó vào trong lồng sắt, bằng cách đó tôi biết được nó đang được an toàn.”
Phần 2 sẽ cung cấp cho các bạn kiến thức cần thiết để bảo vệ cún cưng khỏi những kẻ trộm chó.
Đọc phần 2 tại đây.