Thêm vào giỏ hàng thành công!

Những Điều Cần Biết Về Thức Ăn Tự Chế Biến Cho Chó

Ngày 19, Tháng 07, Năm 2015
Chuyên Mục: 
Từ khóa bài viết:  Dinh dưỡng cho chó, Thức ăn tự chế biến

Ngày nay ai cũng biết được tầm quan trọng của thức ăn tươi sống và chế biến tại nhà và tác hại của thức ăn chế biến sẵn tới sức khỏe con người. Tương tự như vậy, vật nuôi cũng cần được cung cấp thức ăn tươi, phù hợp với giống loài của chúng hơn là ăn các loại thực phẩm được chế biến sẵn. Tuy nhiên, khi quỹ thời gian của con người ngày càng eo hẹp, thực phẩm chế biến sẵn dành cho chó trở nên phổ biến, cộng thêm sự quảng cáo rầm rộ của các công ty sản xuất thức ăn cho chó, chúng ta đang ngày càng phụ thuộc vào nó. Những thực phẩm công nghiệp có thể vô cùng "đa dạng", nhưng thực chất chúng không hề cung cấp những chất dinh dưỡng cần thiết mà vật nuôi cần để có một sức khoẻ tốt và kéo dài tuổi đời của chúng bởi chúng đều đã qua quá trình xử lý công nghiệp.



Nếu vẫn còn phân vân, sau đây sẽ là những lí do vì sao ta nên cho chó ăn thức ăn tự chế biến nhiều nhất có thể:


1. Thức ăn sẵn cho vật nuôi không được kiểm soát chặt chẽ:

Không giống như những loại thực phẩm hàng ngày ta ăn, chất lượng thức ăn dành cho vật nuôi không được quy định chặt chẽ. Cơ Quan Quản Lí Thực Phẩm và Dược Phẩm (FDA) và Hiệp Hội Kiểm Soát Thức Ăn Cho Vật Nuôi và Bộ Nông nghiệp không hề kiểm soát việc các công ty sản xuất thức ăn cho thú nuôi cho những gì vào sản phẩm của họ. Vì vậy chỉ có thể tin tưởng vào các công ty sản xuất thức ăn sẵn và những thành phần dinh dưỡng ghi trên bao bì sản phẩm.


2. Phụ gia thực phẩm – Không phải chỉ cho con người

Trừ khi có ghi chú trên sản phẩm rằng nguyên liệu gồm có hóa chất dùng trong thực phẩm (human – grade ingredients), hầu hết các loại thức ăn sẵn hiện nay chứa protein đã qua xử lí, nên hàm lượng dinh dưỡng sẽ không còn đảm bảo để cung cấp cho vật nuôi. Còn với những loại thức ăn sẵn có chứa phụ gia thực phẩm thường đắt gấp 3 lần so với những loại chứa protein thô.

Đây chính là một trong những lí do ta nên tự nấu thức ăn cho vật nuôi bởi bạn có thể đảm bảo nguyên liệu bạn sử dụng.


3. Nguyên liệu không phù hợp

Thêm một lí do nữa để bạn cân nhắc việc thiết lập một chế độ dinh dưỡng thích hợp cho cún cưng. Ngày nay nhiều chủ nuôi đã nhận thức được tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng cân bằng cho các chú cún. Chằng hạn như vật nuôi ăn thịt như chó và mèo thì không nên cho ăn thực phẩm chứa carbohydrat như ngũ cốc, ngô, lúa mạch, gạo và đặc biệt là đậu nành bởi chúng sẽ gặp vấn đề về tiêu hóa.

Tùy thuộc vào nơi bạn sống mà bạn có thể gặp một vài khó khăn khi tìm những loại thức ăn sẵn đáp ứng các nhu cầu như: không chứa ngũ cốc, chứa phụ gia thực phẩm và giá cả hợp lí.

Vì vậy mà nhiều chủ nuôi hiện nay đang tìm kiếm chế độ dinh dưỡng tại nhà hợp lí cung cấp giá trị dinh dưỡng cao mà vẫn rẻ hơn thức ăn sẵn


4. Chất phụ gia và chất bảo quản

Hầu hết các loại thức ăn sẵn hiện nay đều chứa chất bảo quản, chất nhũ hóa và màu nhân tạo..., những chất hóa học có hại tới sức khỏe không những cho vật nuôi mà còn tới con người. Ngay cả các hãng thực phẩm nổi tiếng cũng sử dụng chất điều vị để tạo hương vị ngon hơn cho sản phẩm, nhưng đồng thời làm suy giảm sức khỏe của vật nuôi.

Tóm lại, khi tự chế biến thức ăn cho vật nuôi, bạn không phải lo về việc sức khỏe của cún bị ảnh hưởng bởi những loại phụ gia, chất hóa học, mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng cho chúng. Hơn nữa, việc mua nguyên liệu, tự nấu nướng hay tích trữ thực phẩm trong tủ lạnh còn giúp bạn tiết kiệm chi phí.

Vậy làm thế nào để lập một thực đơn giàu dinh dưỡng tại nhà? Việc này không hề khó, chí ít bạn cũng không cần tới bảng tính hay bằng đại học ngành dinh dưỡng để chú chó của bạn có một chế độ ăn uống đầy đủ và cân bằng. Cũng như chế độ ăn uống của bạn và gia đình, bạn nên cho chó ăn nhiều loại thực phẩm lành mạnh với tỉ lệ vừa đủ nhằm đáp ứng nhu cầu của cơ thể.

Sau đây là những hướng dẫn cụ thể giúp bạn đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho cún của mình:


Đầy đủ và cân bằng


Đây là yếu tố quan trọng trong chế độ ăn uống của chó, tức là phải đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng. Tuy nhiên không nhất thiết là các bữa ăn trong ngày phải đầy đủ và cân bằng trừ khi không có sự thay đổi trong khẩu phần ăn.

Khẩu phần ăn tại gia gồm nhiều nguyên liệu được chế biến thành nhiều bữa khác nhau dựa trên cần bằng theo thời gian chứ không phải theo bữa. Cũng giống như con người, miễn là chó ăn uống đầy đủ trong một hay hai tuần, chế độ dinh dưỡng của chúng sẽ trở nên đầy đủ.

Khác với chuyên gia dinh dưỡng cho vật nuôi, một chuyên gia dinh dưỡng cho con người sẽ không bao giờ muốn mọi người chỉ có một cách thức nấu duy nhất mà không thay đổi. Trừ khi chó của bạn gặp vấn đề về sức khỏe, bạn nên đa dạng chế độ ăn uống của chúng.



Và hãy nhớ rằng chó con dễ mắc các bệnh do thiếu dinh dưỡng hơn chó trưởng thành. Đặc biệt, chó con thuộc giống lớn rất dễ bị thừa canxi trước tuổi dậy thì.

Sau đây là cách xây dựng chế độ ăn sống hoặc nấu chín giúp chó có sức khỏe tốt. Lưu ý rằng không có loại thực phẩm nào chiếm tỉ lệ một nửa bữa ăn. Trừ trường hợp đặc biệt, bạn có thể nấu chín hoặc cho chó ăn thức ăn sống. Chó cũng có thể ăn thức ăn thừa của chủ miễn là không phải đồ hỏng.


Thịt và các sản phẩm từ động vật: với tỉ lệ chiếm ít nhất một nửa khẩu phần ăn. Nhiều loại thịt sống có hàm lượng chất béo rất cao và dễ gây béo phì. Nguy hiểm hơn, với khẩu phần ăn chứa quá nhiều chất béo nhưng chủ nuôi lại hạn chế lượng thực phẩm (để kiếm soát cân nặng), chó có thể bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết.

Trừ khi cún của bạn thường xuyên tập thể dục với cường độ cao để đốt cháy mỡ, hãy sử dụng thịt nac (nhiều nhất là 10% chất béo), bỏ phần da đối với gia cầm, và bỏ lớp mỡ thừa. Với gia cầm, sẽ tốt hơn nếu bạn cho cún ăn thịt đùi thay vì phần ức, trừ khi chúng cần chế độ ăn ít béo.


Xương thịt sống (không bắt buộc): nếu bạn chọn món này cho khẩu phần, thì xương thịt sống nên chiếm 1/3 tới một nửa khẩu phần ăn. Nếu muốn cho chó ăn phần cổ hay lườn, nên dùng phần dưới. Bạn có thể tăng thêm khẩu phần nếu dùng phần xương có nhiều thịt như đùi. Nên nhớ là không bao giờ cho chó ăn xương đã nấu.


Thịt rút xương: gồm thịt gia cầm và thịt đỏ (thịt bò và cừu). So với thịt bắp thì tim tốt hơn bởi đây là phần nạc và rẻ hơn.


Cá: cung cấp vitamin D, rất cần thiết cho cơ thể. Cá đóng hộp như cá mòi (ngâm nước chứ không phải ngâm dầu), cá thu, cá hồi là những sự lựa chọn hàng đầu. Bạn nên bỏ xương cá sau khi nấu, và không bao giờ cho chó ăn cá hồi sống hay những món tương tự. Nếu muốn cho cún ăn hàng ngày thì ta nên cho ăn cá với lượng nhỏ, và tăng số lượng nếu cho chúng ăn một đến hai lần trong tuần. Tỉ lệ thịt cá trên các loại thịt khác nên chiếm 30g/500g (gồm cả xương thịt sống).


Nội tạng: gan nên chiếm 5% trong khẩu phần, hoặc tỉ lệ gan sản phẩm động vật khác xấp xỉ 30g/500g. Gan bò là một món rất bổ dưỡng nhưng thi thoảng nên dùng thêm gan gà hay gan động vật khác. Bạn nên cho cún ăn gan với lượng nhỏ mỗi ngày hơn là ăn một lượng lớn cách ngày.


Trứng: cung cấp nhiều dinh dưỡng cho mọi chế độ ăn. Với cún nặng khoảng 20 pounds (~7.5kg) có thể ăn một quả trứng mỗi ngày, và giảm dần lượng trứng với chó nhỏ hơn.


Sản phẩm từ sữa: hầu hết các giống chó đều có thể tiêu hóa tốt sữa chua và nấm Tây Tạng (còn gọi là nấm Kefir), (nếu cún có phản ứng có thể đổi sang sữa dê). Bạn cũng có thể cho chó ăn phô mai cottage và ricotta, nhưng nên dùng với lượng nhỏ vì chúng rất giàu chất béo.


Trái cây và rau: không đóng vai trò thứ yếu trong bữa ăn của chó nhưng lại cung cấp lượng chất xơ cần thiết để hỗ trợ quá trình tiêu hóa và các chất chống oxi hóa, có lợi cho sức khỏe. Rau xanh và trái cây màu đậm thường chứa nhiều vitamin hơn so với loại khác.


Rau giàu tinh bột: điển hình là khoai tây, khoai lang, bí, bí ngô và đậu cung cấp lượng carbohydrat cần thiết, giúp cân nặng của chó ổn định, hơn nữa làm giảm chi phí khi mua thực phẩm. với chó vừa cân nên hạn chế cho chúng ăn loại thực phẩm này. Để chó có thể tiêu hóa được tốt nhất là bạn nấu chín rau củ.


Rau lá xanh: chứa rất ít calo nên cún có thể ăn thỏa thích. Nhưng nếu ăn quá nhiều có thể gây đầy bụng, rau họ cải như súp lơ và cải xanh khi được ăn sống có thể làm trì trệ tuyến giáp (với số lượng nhiều thì nên nấu chín). Mặc dù rau sống hoàn toàn vô hại và được dùng như bữa phụ nhưng bạn cần phải xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố hoặc máy ép thì chó mới tiêu hóa được.


Trái cây: bạn có thể dùng chuối, táo, dâu, đu đủ, dưa, nhưng không nên dùng nho và nho khô vì có thể làm chó bị suy thận.


Ngũ cốc: vẫn đang gây tranh cãi bới chúng góp phần gây bệnh viêm nhiễm do dị ứng, viêm khớp hoặc viêm đường ruột (IBD), động kinh và những triệu chứng khác (thậm chí cũng chưa có nguồn tin xác minh rằng rau củ có gây những bệnh trên không). Ngũ cốc và hạt chứa gluten có thể ảnh hưởng tới đường tiêu hóa của vài giống chó, ngoài ra, rất nhiều giống chó có thể ăn được ngũ cốc. Bạn cũng có thể dùng ngũ cốc khi nấu ăn để tiết kiệm chi phí.

Các loại hạt và rau củ nên chiếm không quá một nửa khẩu phần ăn của cún. Tốt hơn bạn bên dùng yến mạch, gạo lức, lúa mạch và mì ống. Khi cún bị rối loạn tiêu hóa có thể dùng gạo trắng nấu nhão để chữa trị, nhưng nó lại nghèo dinh dưỡng và không được chó ăn quá nhiều trong bữa.



Lưu ý: ngũ cốc và hạt phải được nấu chín.



Các chất bổ sung: rất cần thiết với chó. Những loại khác cũng là thiết yếu nếu bạn không thể cho chó ăn nhiều loại thực phẩm hay bỏ qua một hay nhiều loại thực phẩm nêu trên. Ngoài ra, nếu càng nấu hay làm đông thực phẩm lâu, các chất dinh dưỡng càng bị mất đi. Sau đây là những chất bổ sung cần thiết cho chó:


Canxi: bắt buộc phải bổ sung nếu bạn không cho cún ăn xương. Với mỗi pound thực phẩm (~450g), trừ xau ranh, cần cung cấp 800 - 1000 mg canxi. Vì lượng canxi trong vitamin và khoáng chất bổ sung là không đủ nên phải bổ sung bằng thực phẩm chứa canxi như vỏ trứng (xay thành bột, ½ thìa cà phê vỏ trứng chứa 1000mg canxi). Rong biển cũng chứa nhiều canxi và khoáng chất.


Dầu: hầu hết các món ăn chế biến tại nhà đều cần có dầu để bổ sung chât béo, năng lượng và chất dinh dưỡng. Bạn cần dùng đúng loại dầu bởi mỗi loại sẽ cung cấp các chất dinh dưỡng khác nhau.


Dầu cá: cung cấp EPA, DHA, axit béo omega – 3 giúp điều hòa hệ miễn dịch và giảm viễm nhiễm. Nếu không ăn cá, bạn có thể cung cấp 300 mg EPAvà DHA với chó nặng khoảng 20 – 30 pound. Bạn cần chú ý rằng thực phẩm bổ sung chứa dầu cá thường khiến bạn hấp thụ thừa lượng cho phép, dẫn đến thừa calo.


Dầu gan cá thu: ngoài EPA và DHA, dầu gan cá thu còn cung cấp vitamin A và vitamin D. Nếu cún của bạn không ăn nhiều cá, bạn có thể thay thế bằng cách cho chúng ăn dầu ăn dầu gan cá thu với lượng là 400 Ius vitamin D với chó nặng khoảng 100 pound (chó nhỏ hơn thì giảm liều lượng). Bạn có thể trộn dầu gan cá thu với dầu gan cá khác để có đủ lượng EPA và DHA mong muốn.


Dầu thực vật: nếu cún của bạn không được cung cấp đủ mỡ từ thịt như gia cầm, chúng sẽ bị thiếu axit linoleic, một loại axit béo omega – 6 quan trọng, có nhiều ở phần thịt đùi. Để bổ sung bạn có thể dùng quả óc chó, hạt câu gai dầu, ngô, đậu nành, hay dầu cây rum chứa nhiều axit linoleic. Cho một muỗng cà phê dầu vào 500g thịt và các sản phẩm từ động vật khác, với dầu hạt cải và dầu hướng dương thì tăng thêm 1 muỗng. Dầu oliu và dầu cây rum chứa ít omega – 6 nên không thể dùng để thay thế, nhưng bạn có thể cho một lượng nhỏ vào thức ăn để bổ sung chất béo. Dầu dừa là nguồn cung cấp chất béo bão hòa chủ yếu, và chỉ được dùng như nguyên liệu gia giảm cho món ăn chư không thể thay thế các loại dầu khác.


Vitamin và khoáng chất: ngoài vitamin D như đã nêu trên, có những vitamin và khoáng chất khác có thể bị thiếu hụt trong bữa ăn hàng ngày, nhất là trong khẩu phần ăn không có nội tạng và rau. Chế độ ăn của cún càng hạn chế thì các chất bổ sung càng quan trọng hơn, thậm chí ngay cả chế độ ăn đa dạng cũng có nguy cơ thiếu hụt vài chất nào đó.





Vitamin E: là loại vitamin cực kì quan trọng, nhất là với khẩu phần ăn chứa dầu. Nhưng cũng giống như các chất dinh dưỡng khác, nạp quá nhiều vitamin E có thể gây phản tác dụng. Lượng vitamin E lí tưởng là 1 – 2 IUs/pound trọng lượng của chó mỗi ngày.


I - ốt: quá nhiều hay quá ít iốt có thể làm suy giảm chức năng của tuyến giáp, và cũng rất khó để nhận biết lượng iốt trong mỗi bữa ăn. Một chú chó nặng 50 pounds (~23kg) cần 300 mcg (micrograms) iốt mỗi ngày. Một trong những thực phẩm chứa nhiều iốt là cải bẹ.


Vitamin tổng hợp và khoáng chất bổ sung: có thể đáp ứng hầu hết các nhu cầu: bổ sung iốt, vitamin D, vitamin E, nhưng không nên vì thế mà lạm dụng. Nếu cho cún dùng loại một liều/ngày của người, như Centrum cho người dưới 50, hãy cho chúng uống 1 viên mỗi ngày với mỗi 40 – 50 pound cân nặng. Hầu hết các loại thực phẩm bổ sung cho chó đều cung cấp một lượng vitamin cần thiết nhưng lại thiếu hụt khoáng chất, và không thể bù đắp lại trong bữa ăn hàng ngày. Hãy lưu ý nếu bạn có chó nhỏ bởi có một số loại thuốc được khuyên dùng với chó nặng 10 pound, nhưng với cân nặng 50 – 100 pound vẫn dùng được. Như vậy liều lượng cho chó nhỏ là quá nhiều và cần giảm bớt. Thêm vào đó thuốc bổ sung cho người cũng không phù hợp cho chó nhỏ.


Hỗn hợp rau xanh: thường chứa cỏ linh lăng và các loại thảo mộc khác, đặc biệt hữu ích với cún không ăn nhièu rau trong bữa ăn. Bạn có thể dùng hỗn hợp trộn sẵn gồm cỏ linh lăng và rau như The Honest Kitchen’s Preference. Nhưng hầu hết các hỗn hợp trộn sẵn có chứa canxi, nên bạn cần giảm hoặc không dùng thuốc bổ sung canxi, tùy thuộc vào lượng hỗn hợp bạn dùng.


Trên đây là những chỉ dẫn giúp bạn xây dựng thực đơn tại nhà cho cún cưng của mình. Bản thân tôi rất hoan nghênh những người sẵn sàng bỏ ra công sức để tìm hiểu, chuẩn bị bữa ăn hàng ngày cho thú cưng. Nhưng một khi quyết định chọn nấu ăn tại nhà, khó khăn lớn nhất mà chủ nuôi gặp phải là làm sao cho đúng, nghĩa là làm sao để khẩu phần ăn cân bằng dinh dưỡng; bởi mặc dù không cố ý, nhưng nếu bạn chuyển chế độ ăn của cún sang chế độ khác thiếu dinh dưỡng, sức khỏe của chúng có thể bị ảnh hưởng rõ rệt, nghĩa là công sức bạn bỏ ra là công cốc. Vì vậy cần bạn cần tìm hiểu kĩ thông tin và tham khảo ý kiến của chuyên gia thú y để có những bữa ăn tại nhà chất lượng nhất.


disclamer Thông báo


Nguồn tham khảo: 

Top