Thêm vào giỏ hàng thành công!

Vì Sao Thức Ăn Khô Có Hại Cho Chó, Mèo? Phần 2

Ngày 15, Tháng 07, Năm 2015
Chuyên Mục: 
Từ khóa bài viết:  Dinh dưỡng cho chó, Dinh dưỡng cho mèo, Thức ăn khô, hạt, Bệnh thường gặp ở chó, mèo


Nối tiếp phần 1 với chủ đề lí do không nên dùng thức ăn khô cho thú cưng, bài viết sau sẽ giới thiệu 5 lí do còn lại.


6. Chất gây ô nhiễm tiềm tàng


Với những nguyên liệu nhà sản xuất dùng để làm thức ăn cho vật nuôi như ngũ cốc nhiễm thuốc trừ sâu, xác động vật thì hiển nhiên điều này sẽ ảnh hưởng xấu tới thú cưng bởi chúng có nguy cơ bị nhiễm độc rất cao bởi nhiều chất có hại. Một vài chất độc bị phân hủy trong quá trình chế biến, nhưng không phải tất cả.


Vi khuẩn và độc tố vi khuẩn: động vật bị giết mổ và bị chết do dịch bệnh, thương tích hay do nguyên nhân khác là nguồn cung cấp thịt, phụ phẩm và bột thịt cho thức ăn của vật nuôi. Phụ phẩm được chế biến thương được tìm thấy trong thức ăn của vật nuôi là bột thịt gà, phụ phẩm gia cầm, bột thịt xương.

Xác động vật chết ở trang trại không phải lúc nào cũng được chuyển đến nhà máy chế biến ngay khi chúng chết, và chúng có thể bị nhiểm khuẩn E.Coli và Salmonella sinh ra từ cơ quan tiêu hóa đang phân hủy. E.Coli là một loại vi khuẩn nguy hiểm và có nguy cơ gây nhiễm bệnh cho hơn 50% loại thịt.

Quá trình chế biết thức ăn có thể diệt vi khuẩn nhưng không thể diệt hoàn toàn độc tố do vi khuẩn gây ra trong quá trình phát triển. Những độc tố còn sót lại sau khi chế biến có thể gây bệnh, nhưng nhà sản xuất thực phẩm thường không kiểm soát vấn đề này. Ngoài ra, hương liệu trộn lẫn với thức ăn khô thường bị nhiễm khuẩn Salmonella.


Thuốc: động vật bị bệnh hay đã chết thường được đem làm thức ăn vật nuôi nên những loại thuốc dùng để điều trị hay đem lại cái chết cho chúng có thể xuất hiện trong thành phẩm. Penicillin và Pentobarbital chỉ là hai trong số các loại dược phẩm không bị biến đổi trong khi chế biến. Thuốc kháng sinh dùng trong chăn nuôi cũng góp phần gây ra sự nhờn thuốc ở người.


Mycotoxins: là chất độc có trong nấm hay nấm mốc. Mô hình canh tác hiện đại, điều kiện thời tiết khắc nghiệt, sấy khô hay bảo quản nông sản có thể hình thành nấm mốc. Thành phần trong thức ăn của thú nuôi rất dễ nhiễm nấm mốc là các loại hạt như ngũ cốc, ngô, bột cá. Nhiều người cảnh báo về thức ăn gây bệnh thậm chí tử vong cho vật nuôi do có liên quan đến loại độc tố có tên aflatoxin xuất hiện trong thức ăn khô.

Dư lượng hóa học: thuốc trừ sâu và phân bón có thể sót lại trên các loại nông sản. Một trong số đó là ngũ cốc đã bị cấm sử dụng ở con người do bộ Nông nghiệp khuyến cáo, nhưng vẫn có thể hợp pháp khi dùng trong thức ăn cho vật nuôi.


GMO (sinh vật biến đổi gen): hay cây trồng cũng được quan tâm tới. Tính đến năm 2009, 91% diện tích trồng đậu nành, 88% diện tích trồng bông và 85% diện tích ngô ở Mĩ là nhân giống biến đổi gen. Hạt cây bông là thành phần phổ biến trong thức ăn gia súc, cùng với đậu nành và ngô. Những loại hạt này cũng được dùng trực tiếp trong chế biến thức ăn vật nuôi. Một nghiên cứu vào năm 2010 chỉ ra gan và thận của chuột bị thương tổn nặng nề khi chúng được cho ăn ngô biến đổi gen.


Acrylamide: là hợp chất gây ung thư hình thành khi thức ăn được nấu ở nhiện độ cao, khoảng 250oF ở thực phẩm chứa đường và amino axit có tên Asparagine (có trong khoai tây và ngũ cốc). Quá trình phản ứng hóa học đó được gọi là phản ứng Maillard. Hầu hết các loại thức ăn khô cho thú cưng chứa ngũ cốc hoặc rau củ chứa tinh bột như khoai tây, và được chế biến ở nhiệt độ cao (200 – 3000F với áp suất cao, thức ăn nướng thì ở nhiệt độ 5000F). Đây là điều kiện lí tưởng cho phản ứng Maillard xảy ra. Thực chất, phản ứng Maillard là cố ý bởi nó tạo ra hương vị ngon hơn, mặc dù nó làm giảm sinh khả dụng của vài loại amino axit như taurine và lysine. Tuy nhiên tác động tiềm tàng của acrylamide trong thức ăn vật nuôi vẫn chưa được khám phá.


7. Chất bảo quản:


Chất bảo quản không thực sự cần thiết khi sản xuất thức ăn đóng hộp bởi bản thân việc đóng hộp đã giúp bảo quản thực phẩm tốt hơn. Nhưng nhà máy sản xuất thức ăn khô cần chắc chắn rằng sản phẩm phải có hạn sự dụng dài (thường là 12 – 18 tháng) để có thể vận chuyển và bảo quản. Chất béo trong thức ăn của vật nuôi thường được bảo quản bởi chất bảo quản tổng hợp hoặc tự nhiên. chất bảo quản tổng hợp gồm butylated hydroxyanisole (BHA) và butylated hydroxytoluene (BHT), propyl gallate, propylene glycol (còn được dùng như chất chống đông tự động ít độc) và ethoxyquin. Đối với chất chống oxi hóa, ta thường biết rất ít về độc tính, độ an toàn, phản ứng hay thời gian sử dụng, mặc dù chúng được dùng khác nhiều để bảo quản thực phẩm. Propylene glycol, chất giữ ẩm thực phẩm, mềm và dẻo bị cấm sử dụng trong thức ăn cho mèo mới nó gây thiếu máu ở mèo, nhưng lại được dùng cho thức ăn cho chó.




Chất gây ung thư tiềm tàng như BHA, BHT và ethoxyquin chỉ cho phép dùng trong thức ăn của người và vật nuôi với liều lượng thấp. Vẫn chưa có nghiên cứu chuyên sâu về việc sử dụng hóa chất trong thức ăn của vật nuôi và những tác nhân lâu dài này có thể dẫn tới hậu quả xấu. Ethoxynquin chưa bao giờ được thử nghiệm về độ an toàn ở mèo, nhưng nó vẫn được dùng trong những chế độ ăn kiêng kê theo đơn thông dụng.


8. Bệnh về gan:


Gan là nơi đầu tiên tiếp nhận máu từ đường tiêu hóa bởi đây là cơ quan giải độc chính với hệ thống enzyme đặt ở nhiều vị trí để ngăn chặn và tiêu hủy chất độc trong máu. Một lượng lớn bạch cầu nằm ở trong gan để sẵn sàng tấn công sinh vật lạ xâm nhập.


Gan cũng chịu trách nhiệm tạo ra các loại protein như albumin, choresterol – phân tử cơ sở tạo nên hormone, và tiết ra mật, cần thiết cho việc tiêu hóa và hấp thụ chất béo.


Gan của mèo đặc biệt nhạy cảm với những thay đổi trong ăn uống. Nếu mèo không chịu ăn, gan sẽ trở nên căng thẳng và đòi tiếp năng lượng từ thức ăn. Trong trường hợp này cần giải phóng chất béo trong cơ thể mèo, đó là máu trong mạch sẽ truyền chất béo tới gan . Việc tích trữ chất béo có thể trở nên nguy hiểm khi nó không cho các tế bào hoạt động bình thường, và gây nên suy gan, hay gan nhiễm mỡ. Mèo thừa cân hoặc chỉ ăn thức ăn khô có nguy cơ mắc bệnh cao nhất.


9. Dị ứng và hen suyễn:


Có thể bạn đã nghe rằng 80% hệ thống miễn dịch nằm trong ruột. Có thể con số này không đúng, nhưng một lượng lớn bạch cầu tụ lại thành nhóm (“Peyer’s Patches”) dọc theo niêm mạc ruột. Điều này khá dễ hiểu bởi ruột là một trong những nơi vi sinh vật (virus và giun) xâm nhập vào cơ thể.


Như đã đề cập ở trên, quá trình xử lí thức ăn khô ở nhiệt độ cao có thể biến đổi protein, có nghĩa là thay đổi hình dạng cấu trúc phân tử của chúng, một yếu tố quyết định tới sự vận hành của chúng bởi protein chỉ có thể hoạt động tốt khi cấu trúc của chúng không đổi. Hình dạng cũng là cách để hệ thống miễn dịch nhận biết protein do cơ thể sản xuất ra và protein được nạp từ bên ngoài. Virus, vi khuẩn, nấm và những chất từ bên ngoài khác đều được nhận dạng qua cấu trúc bề mặt của protein. Khi tế bào miễn dịch nhận biết được một protein lạ, loạt tín hiệu sẽ được gửi tới các tế bào còn lại để sản xuất kháng thể ngay lập tức. Kháng thể sẽ lọc máu để tìm kiếm kẻ đột nhập với cấu trúc lạ, và một khi tìm thấy, chúng sẽ bám vào đó gửi tín hiệu tiếp viện. Đây chính là biểu hiện của triệu chứng viêm.


Khi một tế bào miễn dịch phát hiện ra protein bất thường thì ngay lập tức kháng thể được tạo ra; và mỗi khi protein đó trở lại, kháng thể sẽ đổ xô tới và kích thích quá trình viêm. Càng nhiều protein có hại thì chứng viêm càng nhiều.


Ruột sẽ không chấp nhận phản ứng này và bằng cách nào đó sẽ ngừng tiêu hóa thức ăn, gây nôn mửa và tiêu chảy. Mèo có vẻ rất nhạy cảm với (và rất hay) nôn mửa, quả thực đó là triệu chứng ban đầu của dị ứng thực phẩm, cũng như viêm ruột.



Dị ứng thức ăn khác với không dung nạp thực phẩm bởi dị ứng liên quan tới hệ miễn dịch, trong khi không dung nạp thực phẩm đơn giản là phản ứng xảy ra với thực phẩm như chất tạo màu, phụ gia... Dị ứng nói chung liên quan tới protein, nhưng protein có trong hầu hết các loại thực phẩm như ngô, lúa mì, ngũ cốc chứ không chỉ ở trong thịt.


Hai hiện tượng trên thường xuất hiện phổ biến hơn sau khi hấp thụ thức ăn khô. May mắn là chúng ta có thể điều trị bằng một chế độ ăn uống lành mạnh.


10. Sỏi thận và bàng quang:


Cả chó và mèo đều có thể bị viêm, sỏi trong thận và bàng quang. Triệu chứng bệnh sẽ càng trầm trọng hơn nếu vật nuôi dùng thức ăn khô.


Mèo có thể mắc chứng bệnh gọi là “rối loạn đường tiết niệu ở mèo”(viết tắt trong Tiếng Anh là FLUTD, hoặc 1 từ cũ hơn là FUS – hội chứng tiết niệu ở mèo). Đây không đơn thuần là một chứng bệnh; thực tế có ít nhất 3 loại khác nhau:


Viêm bàng quang: hay còn gọi là viêm bóng đái (LUTD). Hầu hết các trường hợp của LUTD liệt vào dạng “viêm bàng quang tự phát” (viêm bàng quang không rõ nguyên nhân). Triệu chứng này ở mèo tương tự như viêm bàng quang kẽ ở phụ nữ. Với loại bệnh này vi khuẩn hầu như không liên quan, mà là do viêm “vô trùng”.


Tinh thể niệu: xuất hiện khi tinh thể khoáng hình thành trong bàng quang. Có rất nhiều loại tinh thể ở chó, nhưng ở mèo chỉ có 2 loại là phổ biến: sỏi struvite (còn gọi là magnesium-ammonium-phosphate), và calcium oxalate. Mèo đực thường ngăn chặn hình thành tinh thể trong chất nhầy ở bàng quang. Những khối này sẽ trượt xuống niệu đạo và tắc ở đó bởi ở niệu đạo thu hẹp lại ở cuối.


Sỏi niệu: (“lith” là đá, “uro” nghĩa là trong bộ phận tiết niệu). Chỉ có khoảng 30% LUTD liên quan đến sỏi trong bàng quang – một nửa trong số đó là sỏi struvite, còn lại là sỏi canxi oxalate. Chúng được hình thành dễ dàng nhất khi nước tiểu bị đặc, đó là khi các thành phần trong nước tiểu tăng lên, va đập vào nhau và tạo thành các tinh thể hoặc sỏi. Sỏi struvite có thể bị hòa tan bằng cách áp dụng chế độ ăn uống tạm thời chưa acidifed (chú ý: ở dạng đóng hộp). Nhưng với sỏi canxi oxalate thì chỉ có thể loại bỏ bằng cách phẫu thuật.



Chó cũng có thể bị viêm bàng quang, sỏi thận, nhưng những bệnh này thường xuất phát từ vi khuẩn, một phần là do chúng phải nhịn tiểu liên tục khi chủ của chúng đang ở chỗ làm hoặc trường học.


Giải pháp


Để có những bữa ăn giàu protein và nước cho vật nuôi, bạn cần sử dụng thực phẩm tốt cho sức khỏe, đóng hộp, tự làm hoặc đồ tươi sống.


Mặc dù thức ăn đóng hộp đã qua xử lí và nấu qua một lần (ở nhiệt độ thấp), nhưng vẫn tốt hơn thức ăn khô chế biến 2 lần trong nhiệt độ cao (một lần trong lúc chế biến và lúc ép); và thức ăn đóng hộp chứa nhiều protein hơn thức ăn khô.


Lí tưởng nhất là thức ăn nấu ở nhà, cân bằng các chất dinh dưỡng(chú ý: hầu hết các sách dạy nấu ăn hoặc công thức trên mạng đều không tính đến cân bằng dinh dưỡng, về lâu dài có thể gây ảnh hưởng sức khỏe). Khi chế biến thức ăn cho thú cưng bạn cần đảm bảo 100% chất lượng nguyên liệu, và bạn cũng có thể thêm phụ gia tùy theo nhu cầu. Điều này tốt hơn nhiều so với việc bạn mua các loại thức ăn tổng hợp bày bán ở ngoài.



Bạn cũng có thể thực hiện chế độ ăn uống có thành phần từ thịt sống tại nhà, sử dụng thịt đông lạnh hoặc đông khô. Chỉ cần thêm một chút thịt sống vào bất cứ món chế biến sẵn cũng góp phần cải thiện chất lượng bữa ăn. Mặc dù thịt sống thường bị nhiễm khuẩn, hoặc là nơi cư trú của giun, sán, nhưng chó và mèo có thể kháng lại khuẩn Salmonella, Campylobacter, và các chất gây độc ở thịt thông thường khá tốt; còn với trứng kí sinh trùng và u nang có thể trở nên vô hại bằng cách làm đông ở -4oF trong 3 ngày trước khi dùng.


Xem thêm phần 1 tại:

Nanapet, Vì Sao Thức Ăn Khô Có Hại Cho Chó, Mèo? Phần 1


disclamer Thông báo


Nguồn tham khảo: 

Top