Thêm vào giỏ hàng thành công!

Xử Lí Khi Cún Bị Rắn Cắn

Ngày 11, Tháng 07, Năm 2015
Chuyên Mục: 
Từ khóa bài viết:  rắn, chó, tai nạn, rắn cắn

Copywriter
blue point
blue point
blue point
blue point
blue point

Nếu thường xuyên đưa cún ra ngoài dạo chơi, đến những nơi như rừng, núi, hãy cẩn thận với những cuộc đụng độ bất ngờ với rắn. Mỗi năm, chỉ tính riêng trên toàn nước Mỹ đã ghi nhận đến 8000 ca rắn cắn, trong đó thời điểm giữa tháng 3 và tháng 10 là lúc loài rắn hoạt động mạnh nhất. Mọi trường hợp cún bị rắn cắn đều cần được xử lí nhanh chóng, kịp thời, nhất là khi cún gặp phải rắn độc, với những vết cắn nguy hiểm đến tính mạng.

Triệu chứng khi cún bị rắn cắn

  • Sưng tấy một bộ phận nào đó hoặc toàn cơ thể

  • Chảy máu chỗ vết cắn

  • Đau đớn dữ dội

  • Tụt huyết áp

  • Khó thở, thở gấp

  • Cơ thể trở nên yếu ớt

  • Suy thận

  • Miệng vết thương tím tái, có dấu vết hoại tử



Mối nguy hại lớn hơn: Rắn độc

Có khoảng 3000 loài rắn khác nhau trên thế giới, trong đó hơn 500 loài mang nọc độc. Nọc rắn có hai loại: neurotoxic (độc thần kinh - ảnh hưởng đến hệ thần kinh) và hemotoxic (độc máu - ảnh hưởng đến các mạch máu). Trong tuyến nước bọt của phần lớn rắn độc phần lớn đều chứa cả hai loại độc tố này. Những vết cắn do rắn độc gây nên có thể khiến cún cưng chịu đau đớn dữ dội, viêm nhiễm thành mạch máu, lở loét, hoại tử, tê liệt, thoái hóa chức năng cơ thể, có khi còn mất một chân hoặc tử vong nếu không được xử lí kịp thời.

Làm gì khi cún bị rắn cắn?

  • Không hoảng loạn

  • Giữ bình tĩnh cho cún, kìm chế những hành động của chúng khi sợ sệt

  • Nếu cún bị cắn xung quanh vùng cổ, hãy tháo dây đeo cổ ra

  • Cố gắng giữ cho vết cắn nằm ở vị trí thấp hơn vị trí của tim. Nếu có thể, hãy bế (ôm) cún thay vì để chúng tự đi

  • Tìm cách đưa cún đến cơ sở thú y gần nhất càng sớm càng tốt. Không quên trấn an và ủ ấm cho cún trên đường đi

  • Quan sát kĩ cơ thể cún xem còn có vết cắn nào khác không

  • Đừng tốn thời gian vào những công đoạn cấp cứu không cần thiết như chườm lạnh, buộc garô cầm máu, dùng cồn để khử trùng hay tự mình hút nọc độc ra

  • Ngay cả khi bạn nghĩ con rắn kia đã chết, đừng bao giờ cố gắng bắt chúng. Rắn chết rồi vẫn có thể gây ra vết thương cho bạn nhờ co rút cơ mình của nó. Thay vào đó, cố gắng nhận dạng các đặc điểm trên cơ thể rắn như kích cỡ, vân mình, và xem phần cuối đuôi rắn có vòng sừng hay không.



Phòng tránh nguy cơ bị rắn cắn

  • Dọn sạch đường đi, sân vườn, cỏ dại, loại bỏ các vật có thể làm nơi ẩn náu cho rắn.

  • Dọn sạch thức ăn thừa, hoa quả, thức ăn cho chim – những thứ có thể thu hút rắn và các loài gặm nhấm khác.

  • Khi đi dạo cùng cún, nên dắt chúng bằng dây cương để giữ chúng trong tầm kiểm soát. Không để chúng tới gần những bụi rậm, cỏ dại, những tảng đá lớn. Tránh đưa cún đi dạo vào ban đêm.

  • Rắn có thể trườn mạnh về phía trước một khoảng bằng nửa độ dài thân mình nó và tấn công con mồi. Nếu nhận thấy có rắn ở phía trước, hãy nhanh chóng đưa cún quay ngược lại đoạn đường vừa đi tới. Không chỉ cún cưng, mà chính bạn cũng có thể trở thành nạn nhân bị rắn cắn.


disclamer Thông báo


Nguồn tham khảo: 
ASPCA, Snake Bite Safety And Prevention Tips

Top