Thêm vào giỏ hàng thành công!

50 Cách Để Luôn Gần Gũi Với Thú Cưng - P1

Ngày 26, Tháng 06, Năm 2013
Chuyên Mục:  Chia sẻ kinh nghiệm nuôi Pet
Từ khóa bài viết:  cách gần gũi với thú cưng

Copywriter
blue point
blue point
blue point
blue point
blue point

1. Tạo những đoạn video clip thú vị về bạn và thú cưng khi cả hai vui chơi, và cùng nhau xem lại những đoạn clip kỷ niệm đó vào những buổi tối yên tĩnh để gắn kết thêm tình cảm.

2. Chụp ảnh thú cưng ở nơi yêu thích.

h của bé – như lúc bé ngủ ngoan trên ghế sofa, lúc bé ngồi buồn ở cửa ra vào, hoặc lúc bé nằm ở góc sân và mong ngóng bạn về.

Chụp những bức ảnh kỉ niệm cùng thú cưng

3. Đi dạo cùng thú cưng mỗi buổi sáng. Thay vì ngủ nướng thêm vài phút ít ỏi vào lúc sáng, hãy thức dậy sớm hơn bình thường 10 phút và dành khoảng thời gian này đi dạo với bé nhé.

4. Lên kế hoạch về khoảng thời gian và tài chính để chăm sóc thú cưng. Bạn có thể lập một tài khoản tiết kiệm dành riêng cho thú cưng để sử dụng cho các nhu cầu và mục tiêu chăm sóc sức khỏe của bé. Nếu có thể, bạn nên để cho thú cưng trải qua khóa huấn luyện đào tạo cơ bản với chuyên viên huấn luyện. Điều này giúp thú biết nghe lời hơn cũng như cư xử đúng mực hơn.

5. Để thú cưng cùng tham gia các lễ kỷ niệm và sum họp của gia đình.

6. Mang thú cưng theo trong bất cứ kỳ nghỉ nào của gia đình.

7. Ưu tiên một khoảng thời gian nhất định trong ngày để ở bên thú cưng. Bạn có thể đi thăm chú ngựa ô sau giờ ăn trưa, đi bộ phố cùng chú chó Dachshund sau giờ làm việc, hoặc bạn có thể vừa xem tin tức ban đêm vừa vuốt ve bé chuột hamster lông vàng.

8. Tổ chức ngày sinh nhật cho thú cưng / làm lễ kỷ niệm ngày thú cưng đến ở cùng gia đình bạn.

Tổ chức sinh nhật cho thú cưng cũng là sáng kiến độc đáo.

9. Làm một bài thơ về thú cưng của bạn.

10. Nếu bạn có thói quen cầu nguyện hoặc đọc kinh, hãy để thú cưng làm việc đấy cùng bạn.

11. Nếu bạn có thói quen viết nhật ký, hãy kể những kỷ niệm giữa bạn và thú nuôi vào nhật ký thú cưng.

12. Đặt ảnh của thú cưng vào album ảnh gia đình.

13. Làm album ảnh cho thú cưng để lưu giữ những kỷ niệm đẹp

14. Đóng góp cho quỹ từ thiện hoặc tổ chức hành động vì động vật với tên của thú cưng.

15. Hãy dành thời gian để tìm kiếm những bác sỹ thú y (BSTY) có tay nghề cao và yêu thương động vật. Bạn nên trao đổi với các BSTY thân thiết về một số vấn đề bạn đang quan tâm cũng như về tiền sử bệnh của thú cưng. Khi tìm kiếm BSTY, bạn nên quan tâm và thăm dò về kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm của BSTY cũng như về chất lượng phục vụ của BSTY, thay vì hướng về (so sánh) giá cả.

16. Nếu như bạn không có kinh nghiệm chăm sóc thú cưng, hãy học hỏi kinh nghiệm từ những BSTY hay chủ nuôi có kinh nghiệm. Bạn cũng có thể đầu tư cho những dụng cụ có chất lượng cao để tự mình chăm sóc bé hằng ngày. Còn nếu như bạn không có thời gian chăm sóc, hãy tìm người chăm sóc thú cưng có kinh nghiệm và có ý thức để bảo vệ bé.

17. Bất cứ khi nào có dự tính đi xa (du lịch, công tác…) mà không thể mang theo thú cưng, bạn hãy lên kế hoạch để chọn nơi lưu giữ và người chăm sóc cho bé. Bạn nên thăm dò tường tận và cặn kẽ một số nơi bạn cảm thấy có thể tin tưởng được, như hàng xóm, bạn bè, trung tâm lưu giữ thú cưng. Khi gửi bé ở các trung tâm, hãy lưu ý đến vấn đề thức ăn, vệ sinh, chuồng trại và đi dạo.

Xem thêm bài viết:

(*) 50 Cách Để Luôn Gần Gũi Với Thú Cưng - P2

(*) 50 Cách Để Luôn Gần Gũi Với Thú Cưng - P.3


disclamer Thông báo


Nguồn tham khảo: 

Top