Thêm vào giỏ hàng thành công!

Bệnh Nội Ký Sinh Ở Chó Mèo 1

Ngày 03, Tháng 04, Năm 2014
Chuyên Mục: 
Từ khóa bài viết:  Giun tròn, Sán dây, Phòng bệnh

Copywriter
blue point
blue point
blue point
blue point
blue point

Có những căn bệnh nghiêm trọng lại đến từ những yếu tố vô cùng nhỏ bé, nhưng lại là một trong nhiều căn bệnh thường gặp và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với những con vật nuôi. Một trong những căn bệnh đáng sợ đó là các bệnh do giun sán kí sinh trong đường ruột gây ra ở các chú chó/mèo. Các chủ nuôi hãy cùng đọc và lưu ý nhé!

Một số loại nội ký sinh ở chó/mèo

Giun tròn:

Phần lớn các chú chó (mèo) được sinh ra đã mang trong mình mầm mống và ấu trùng của giun tròn. Đó là kết quả của sự lây nhiễm ngay từ khi còn trong bụng mẹ thông qua việc trao đổi các chất với con non, việc cung cấp dinh dưỡng qua đường sữa mẹ cũng là một nguyên nhân truyền nhiễm. Những ấu trùng giun tròn này sẽ tồn tại trong đường ruột của các con non, nơi mà chúng có thể phát triển chiều dài lên đến 7 inch (18cm).

Tại ruột non của những chú chó/mèo con này chúng sẽ bắt đầu sản sinh ra những quả trứng, từ đó trứng lại theo phân của vật chủ ra ngoài và truyền sang những động vật (vật chủ) khác mà điển hình là những con chó/mèo cùng sống trong 1 khu vực. Khi chẳng may chó/mèo nào xấu số nuốt phải trứng giun tròn, những ấu trùng từ trứng nở ra sẽ phát tán đi nhiều nơi trong cơ thể vật chủ, để cuối cùng lại trưởng thành trong phần ruột non.

Tốc độ phát triển của chúng thì thật khủng khiếp, một con cái có thể sản sinh khoảng 200,000 trứng chỉ trong một ngày, bên cạnh đó những quả trứng lại được bao bọc bởi một lớp vỏ cứng cho phép chúng có thể tồn tại được nhiều năm trời trong đất.

Về hình dạng, giun tròn giống như tên gọi của chúng, chúng hình tròn, màu trắng và nhìn trông giống như một sợi mì spaghetti nhỏ .

Biểu hiện ở những chú chó/mèo bị nhiễm giun tròn thường là: bụng phệ hoặc căng lên, có hiện tượng tiêu chảy, nôn mửa, sút cân và phát triển kém. Loại giun này có thể nhìn thấy được trong phân hoặc trong chất thải mà vật nuôi của bạn nôn ra.

Bạn nên biết rằng giun tròn không chỉ ảnh hưởng tới những chú chó/mèo con mà chúng còn lây nhiễm qua cả những con đã trưởng thành. Theo thống kê của TS Phan Lục - Giảng viên Trường ĐH Nông nghiệp I - Hà nội (KST và Bệnh KST Thú Y-1997) thì chó non bị nhiễm giun ngay từ sơ sinh đến 4 tháng tuổi, nặng nhất từ 17-20 ngày tuổi. Tỷ lệ nhiễm giun ở chó non là 52 %, trong khi đó ở chó trưởng thành trên 1 năm tuổi chỉ có 12%, chó ngoại nhập và chó cái tỷ lệ nhiễm giun cao hơn chó nội địa và chó đực. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, ấu trùng có thể sẽ thành kén kí sinh trong mô cơ thể của các con trưởng thành trong một thời gian dài mà không có bất kì biểu hiện bệnh lý nào và chúng chỉ được kích hoạt trong giai đoạn cuối của thai kì và truyền sang những con non.

Việc tẩy giun cho con mẹ sẽ không có tác dụng trên những ấu trùng kí sinh trong mô cơ thể, điều đó cũng đồng nghĩa với việc lây nhiễm qua các con non là điều khó có thể tránh khỏi. Điều bạn có thể làm còn lại đó chính là tẩy giun cho các chó con.


Sán roi
Sán roi thường được thấy nhiều ở chó hơn là mèo. Những con sán roi trưởng thành có hình dạng trông giống như những đoạn nhỏ với một đầu mở rộng, chúng thường sống trong manh tràng (là phần đầu của ruột già). Đó là lý do vì sao, chúng ít khi được nhìn thấy trong phân.

Sán roi thường đẻ rất ít trứng vì thế việc kiểm tra thú nuôi của bạn có bị nhiễm hay không thường gặp phải rất nhiều khó khăn.

Biểu hiện của những chú chó bị nhiễm sán roi thường là: giảm cân, thiếu máu, xuất hiện máu hoặc dich nhầy bao phủ ở phân ( đặc biệt là phần cuối của phân).

Sán roi mặc dù rất ít khi là nguyên nhân gây ra cái chết cho một chú chó, song những phiền toái mà chúng mang lại cho chú chó của bạn là không hề nhỏ, bên cạnh đó chúng cũng gây ra một vài khó khăn cho việc chuẩn đoán của các bác sĩ thú y.


Giun móc

Đây cũng là một dạng nội ký sinh bắt gặp nhiều ở chó hơn mèo. Giun móc có kích thước rất nhỏ nhưng lại là một loại nội kí sinh rất nguy hiểm, chúng thường bám chặt vào thành ruột non và hút máu của vật chủ.

Nguyên nhân lây nhiễm thường bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân như: tiếp xúc với ấu trùng trong phân, đất bị ô nhiễm, ăn phải những quả trứng giun. Cũng giống như giun tròn, giun móc cũng có thể được lây truyền qua con non từ khi còn trong bụng mẹ và từ sữa của con mẹ.

Biểu hiện của việc nhiễm giun móc là: sức đề kháng yếu, cơ thể suy nhược, biếng ăn, sụt cân, thiếu máu, đi ngoài chảy ra máu, nướu tái nhợt.

Những chú chó bị nhiễm giun móc nặng có thể phải đối mặt với cái chết, bởi tình trạng thiếu máu do sự hút máu của giun móc gây ra. Đối với những chú chó già, tình trạng nhiễm giun móc mãn tính cũng là nguyên nhân gây nên nhiều bệnh phổ biến.


Sán dây

Có rất nhiều loại sán dây gây bệnh, chúng chỉ cần vật chủ duy nhất để phát triển đó là bọ chét hoặc chấy của chó. Do đó nếu chó/mèo của bạn không có bọ chét hoặc chấy thì điều đó có nghĩa là nó sẽ không có sán dây.

Việc nhiễm sán dây thường xuất phát từ các nguyên nhân như: ăn phải bọ chét (trứng sán dây được coi là món khoái khẩu của bọ chét (!)), săn và ăn phải động vật/ loài gậm nhấm bị nhiễm sán dây hoặc bọ chét.

Sán dây là động vật lưỡng tính và cần một vật chủ trung gian để hoàn tất chu trình biến hoá của nó. Chúng có thể đạt chiều dài từ 4-6 inch (15cm) và có thể có đến 90 phân đoạn. Sán dây dài, phẳng và được chia thành nhiều phân đoạn nhỏ. Thoạt nhìn, bạn có thể thấy chúng như những đoạn chỉ nhỏ và không lớn hơn một hạt gạo là mấy, bám trong phân hoặc dính vào lông ở xung quanh hậu môn/ đuôi của vật bị nhiễm.

Nếu vât cưng của bạn kén ăn, chỉ đòi ăn đồ ngon và tỏ ra không ngon miệng, đau bụng liên tục, dễ bị kích động, giảm cân, ói mửa và thường xuyên bị ngứa quanh vùng hậu môn thì đó là triệu chứng đã mắc phải sán dây. Thật ra người ta vẫn chưa biết nhiều về các triệu chứng gây ra bởi sán dây. Thường nó không gây ra triệu chứng gì, và có khi nhiều triệu chứng có ở chó bị sán dây lại không phải do nó gây ra. Có trường hợp những con chó bị sán dây trong một thời gian dài mà vẫn không có biểu hiện gì cả.

Bạn nên lưu ý rằng, sán dây là một loại nội kí sinh khó trị, vì vậy bạn đừng lãng phí thời gian và tiền bạc của bạn cho các loại thuốc chung chung mà không theo toa hay chỉ dẫn của bác sĩ thú y.


Vấn đề lây nhiễm sang người

Một điều cần phải lưu ý là bạn và gia đình của bạn có thể dễ dàng bị lây nhiễm các loại giun tròn và giun móc nếu như bạn không trang bị cho mình các biện pháp phòng ngừa cần thiết. Theo trung tâm nghiên cứu và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, nếu chả may bạn bị nhiễm phải trứng của giun tròn, chúng có thể gây ra một căn bệnh gọi là “ấu trùng giun nội tạng”, ấu trùng giun tròn này sẽ di chuyển qua thành ruột của con người và xâm nhập vào cơ thể gây tổn thương đến các mô, làm ảnh hưởng đến các dây thần kinh và gây tổn hại cho mắt; Trong khi đó nếu ấu trùng giun móc xâm nhập được vào da của chúng ta, chúng có thể gây nên căn bệnh “ấu trùng di chuyển ở da” để lại hậu quả rất nghiêm trọng và có thể để lại sẹo. Chúng có thể làm hỏng đường ruột và nhiều cơ quan quan trọng khác.

Trẻ em và chủ vật nuôi là đối tượng có nguy cơ bị lây nhiễm cao nhất, khi thường chơi và tiếp xúc với môi trường chó, mèo.

Vì vậy tuân thủ các lời khuyên và chỉ dẫn của bác sĩ thú y về các vấn đề vệ sinh chặt chẽ cho trẻ cũng như bạn sau khi vừa tiếp xúc với chó, mèo là điều cần thiết. Bạn cũng có thể tham khảo một số hướng dẫn tại Phòng Tránh Lây Nhiễm Bệnh Nội Ký Sinh Từ Thú Cưng.

Phòng bệnh cho thú cưng của bạn

  • Vệ sinh ăn uống: cho thú nuôi ăn thức ăn đã chín, uống nước sạch, tránh cho ăn thức ăn sống.
  • Thường xuyên tắm cho thú nuôi: định kỳ tẩy uế, vệ sinh chuồng trạii, nơi ở của thú cưng và môi trường xung quanh để tiêu diệt mầm bệnh (nhất là trong và sau thời kì sinh sản của chó/mèo). Dọn và xử lí phân mỗi ngày, định kì kiểm tra phân và theo dõi chó/ mèo để phát hiện mầm bệnh.
  • Không thả rông chó/mèo, không cho thú tiếp xúc với môi trường kém vệ sinh bên ngoài tránh ăn uống bậy bạ, nhằm hạn chế mầm bệnh.
  • Phòng ve và rận: giữ cho chó/mèo của bạn được sạch sẽ không có bọ chét và chấy.
  • Chủ động tẩy giun định kì cho chó/ mèo của bạn (3 tháng 1 lần).


Mặc dù với kích thước là rất nhỏ nhưng ta vẫn có thể nhận biết được dấu hiệu của trứng giun thông qua các bằng chứng mà chúng đã để lại trong phân của các chú chó. Nghe qua thì quả thực đó không phải là một nhiệm vụ dễ chịu một chút nào rồi, nhưng việc thường xuyên dành một chút thời gian của bạn để quan sát phân của các chú chó thực sự là một ý tưởng không tồi chút nào cho việc kiểm tra và tìm ra những dấu hiệu phát hiện sớm các loại bệnh do nội ký sinh gây ra trên thú cưng của bạn.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, do đó để hạn chế thấp nhất khả năng lây nhiễm cho các chú chó/mèo của bạn thì tốt hơn hết bạn nên tuân thủ các gợi ý tham khảo trên. Hãy hành động sáng suốt để bảo vệ các thú yêu của bạn và những thành viên trong gia đình của bạn nhé.

Phương pháp điều trị, tẩy giun

Điều trị và tẩy giun là phương án bắt buộc mà bạn phải áp dụng để cứu vãn tình thế trong tình huống mà thú cưng của bạn chẳng may bị nhiễm giun. Tất nhiên là phương pháp điều trị còn phù thuộc nhiều vào đặc điểm riêng của từng chú chó/mèo của bạn, giai đoạn phát hiện sớm hay muộn, độ tuổi như thế nào mà lựa chọn và sử dụng thuốc tẩy giun phù hợp, viên nhai hoặc thuốc tiêm.

Lưu ý

  • Hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại thuốc tẩy giun sán cho chó mèo như Drontal Plus, Endogard 10, Exotral… Hãy tham khảo kỹ thông tin của từng loại sản phẩm tại đây - Nanapet shop, để sử dụng loại thuốc phù hợp nhất cho chó/mèo nhà bạn.
  • Bạn có thể tham khảo giữa việc lựa chọn thuốc nhai hoặc thuốc tiêm để tẩy giun cho bé. Hãy tham khảo ý kiến Bác Sĩ Thú Y.
  • Khi bạn quyết định sử dụng thuốc tiêm để tẩy giun cho bé, hẫy nhờ Bác Sĩ Thú Y giúp bạn để đạt hiệu quả tôt nhất vì liều lượng thuốc còn phụ thuộc vào kích cỡ, trọng lượng, độ tuổi, và tình trạnh sức khỏe của chó/mèo.
  • Không nên sử dụng thuốc tẩy giun của người để tẩy giun cho chó mèo.


disclamer Thông báo


Nguồn tham khảo: 

Top