Thêm vào giỏ hàng thành công!

Chăm Sóc Thú Cưng Hấp Hối - P5

Ngày 20, Tháng 11, Năm 2014
Chuyên Mục: 
Từ khóa bài viết:  chăm sóc, thú cưng hấp hối, cái chết nhân đạo, chất lượng cuộc sống

Copywriter
blue point
blue point
blue point
blue point
blue point

Ai là người ra quyết định?

Có lẽ việc cho phép hay khuyên nhủ một ai đó đưa ra quyết định đầy thương tâm là tiêm thuốc an tử cho thú cưng của họ thì dễ dàng hơn là chúng ta phải tự đưa ra quyết định của chình mình. Tiến sĩ Kay sẽ hướng dẫn khách hàng trong suốt quá trình họ cần đưa ra quyết định, bởi theo bà, khách hàng sẽ phải là người nói những lời chính thức cuối cùng. Bà nói: “Tôi tin rằng nếu tình trạng của thú cưng đã hết hy vọng, tôi sẽ thông báo rõ ràng với khách hàng của mình. Tôi chắc chắn họ cũng hiểu điều thực sự đang diễn ra là như thế nào chứ không chỉ hy vọng hão huyền. Tuy nhiên, tôi cũng luôn muốn đó là quyết định của khách hàng, của những người chủ nuôi, chứ không phải của tôi. Điều tốt nhất để đảm bảo tâm trí những người chủ nuôi sẽ được thanh thản sau này đó là thời điểm hợp lý họ nên đưa ra quyết định kết thúc cho thú cưng yêu thương của họ.”



Tiến sĩ Kay tổ chức một nhóm hỗ trợ cho những người chủ nuôi đang phải trải qua nỗi đau, và qua đó, bà nhận thấy rằng: “Những người kết thúc bằng việc mắc kẹt trong những sắc thái cảm xúc khác nhau của sự tội lỗi (dù một số người đã được các thành viên trong nhóm hỗ trợ của tôi tạo điều kiện trong hơn một năm) có xu hướng cho rằng việc đưa ra quyết định đã bị tước khỏi tay họ. Theo họ, đấy là do một người họ hàng đã quyết định như vậy hoặc vị bác sĩ thú y khiến họ sợ hãi bằng cách nói ‘Ông/bà nên…’ Tôi đã hỗ trợ những người còn đang lưỡng lự trong việc có nên quyết định thực hiện cái chết nhân đạo cho thú cưng hay không bằng cách giúp họ nhận ra điều họ thực sự mong muốn là gì để tránh việc đưa ra quyết định quá muộn màng. Sau đó, tôi chia sẻ cho họ biết về một số người chủ nuôi khác đã phải trải qua những ảnh hưởng tâm lý dài hạn như thế nào vì họ chần chừ không quyết định và chờ đợi quá lâu.”


Tôi đã gặp và hỏi chuyện Cathy Maher, người vô cùng gắn bó với chú chó Dakota, về việc làm thế nào để cô biết rằng đã đến lúc cần phải nói lời tạm biệt với chú chó yêu dấu của mình. Cô ấy nhớ lại thời khắc đó và nói trong làn nước mắt: “Dakota bắt đầu không ăn bất cứ thứ gì từ một ngày thứ năm trong tháng 6, năm 2009. Lần cuối cùng nó ăn là một miếng bánh pizza chúng tôi làm tại nhà (đã được tiến sĩ Wynn kiểm định và cho phép) buổi tối hôm trước. Vào bữa trưa tại nhà trong ngày thứ năm, Dakota từ chối những phần thức ăn chúng tôi đưa dù nó vẫn có thể đi lại quanh quẩn đôi chút. Buổi tối hôm đó, nó tiếp tục không ăn gì cả và phần lớn thời gian chỉ nằm trong ổ của mình hoặc trong vòng tay của tôi. Dakota bắt đầu gặp khó khăn để có thể tự uống nước trong bát của mình và tôi đã phải dùng xilanh để giúp nó. Ngay sáng hôm sau, chúng tôi đã hẹn gặp bác sĩ thú y Todd Green để ông có thể kiểm tra cụ thể tình hình của Dakota.

Khi tôi gặp tiến sĩ Green, chúng tôi đã hỏi ý kiến ông về việc sử dụng thuốc giảm đau và vẫn mang Dakota về nhà. Đề nghị này xuất phát từ ý định của chúng tôi là để cún cưng của mình được ra đi một cách thanh thản trong ngôi nhà thân yêu và trên giường của nó. Chúng tôi nghĩ đến phương pháp an tử chỉ như một kế hoạch dự phòng nếu Dakota tỏ ra quá đau đớn và khó chịu.

Tuy nhiên, chỉ trong khoảng một giờ sau đó, Dakota bắt đầu rên rỉ và khóc. Trong tim tôi biết rằng cún cưng yêu thương của mình đang dần yếu đi và nó chắc chắn đang trong tình trạng khó chịu. Ngay lúc đó, ý kiến tiếp tục cố gắng duy trì để nó ra đi một cách tự nhiên không còn là lựa chọn của chúng tôi nữa. Nhà tôi chỉ cách bệnh viện thú y khoảng 10 phút di chuyển, vì vậy tôi gọi cho các bác sĩ để báo rằng chúng tôi sẽ trở lại đó. Trên đường đi, mắt của Dakota dần mờ đi và trông có vẻ xa xăm, đồng thời tiếng khóc, tiếng rên của nó ngày một dồn dập hơn. Bác sĩ Green đón chúng tôi ở cổng sau của phòng khám và tiêm thuốc an tử cho Dakota ngay dưới một gốc cây, giữa thiên nhiên trong lành.”


Dù rằng cho đến bây giờ Cathy vẫn còn thấy rất khó khăn khi phải nói chuyện cùng chúng tôi về vấn đề này, nhưng cô ấy tự tin rằng chú chó Dakota của mình đã được chăm sóc thực sự tốt trong giai đoạn hấp hối và tiêm nhân đạo cho nó là một quyết định đúng đắn của gia đình họ. Cô ấy cũng nhanh chóng chỉ ra rằng không thể đánh giá thấp vai trò của bác sĩ thú y trong mức độ thành công của toàn bộ kế hoạch. Các bác sĩ thú y đã chăm sóc hết sức tận tình cho Dakota, đặc biệt là tiến sĩ Wynn. Họ chính là một phần không thể thiếu đã giúp gia đình Cathy mang lại những điều tốt nhất có thể cho chú chó Dakota yêu dấu trong những ngày cuối đời.



Cathy nói thêm: “Tiến sĩ Wynn không chỉ giúp thú cưng cảm thấy thoải mái mà còn làm cho ý chí để tiếp tục sống của nó trở nên mạnh mẽ.” Dakota Maher đã qua đời vào ngày 12 tháng 6 năm 2009. Nhờ cuộc hành trình trải qua cùng với Dakota, Cathy đã có cảm hứng để tạo ra trang Pawprints, một mạng lưới xã hội hỗ trợ những người chăm sóc vật nuôi, những người có nhiệm vụ nhằm tôn vinh mối quan hệ gắn bó giữa con người và thú nuôi bằng cách cung cấp sự ủng hộ, nguồn lực, thông tin và cơ hội giáo dục cho các cá nhân hay gia đình quan tâm đến những thú nuôi nhiều tuổi, thú nuôi đã mắc bệnh mãn tính hoặc bệnh ở giai đoạn cuối của họ.


Xem thêm Chăm Sóc Thú Cưng Hấp Hối - P1

Chăm Sóc Thú Cưng Hấp Hối - P2

Chăm Sóc Thú Cưng Hấp Hối - P3

Chăm Sóc Thú Cưng Hấp Hối - P4


disclamer Thông báo


Nguồn tham khảo: 
The Whole Dog Journal, Hospice Care For Dogs

Top