Thêm vào giỏ hàng thành công!

Phân Mèo Có Thể Nói Gì Với Bạn?

Ngày 28, Tháng 11, Năm 2014
Chuyên Mục: 
Từ khóa bài viết:  Mèo; cát vệ sinh; phân mèo

Copywriter
blue point
blue point
blue point
blue point
blue point

Tại sao bạn cần phải quan sát phân mèo, “cận cảnh” và thường xuyên?

Quan sát “phưn” mèo rất quan trọng, nó là phương pháp rẻ tiền nhất bạn có thể làm để phòng ngừa và phát hiện bệnh cho mèo cưng. Vậy nên, dù không có gì vui vẻ với công việc này thì đôi lúc bạn vẫn cần “một-cái-nhìn-cận-cảnh” đến “sản phẩm” của các bé. Lời khuyên là hãy dùng một túi bóng trong (dày một chút cho đỡ cảm giác), bọc phân mèo vào trong và từ từ quan sát “cận cảnh”.


(trong ảnh này là ví dụ về “thành phẩm” có dính sợi thảm chùi chân của một bé mèo sau khi bé buồn miệng nhá miếng thảm!)


Thú thực là bạn khó có thể nhận ra “sợi thảm” ấy giữ bãi phân đã bọc kín cát mèo đâu nếu chỉ quan sát từ xa. Vậy nên đeo bao tay vào, thêm khẩu trang nếu cần thiết, và quan sát kĩ hơn “sản phẩm” của mấy ẻm nhà bạn đi. Bởi nếu mèo nhà bạn đã nhá thảm, và “thải” ra sợi thảm như vậy là đã đến lúc bạn cần thay loại thảm đó đi vì có thể những lần sau, các “sợi” thảm sẽ không được thải ra nữa mà tích thành búi trong ruột mèo. Lúc đó ruột mèo sẽ bị tắc, cực kì nguy hiểm đến sức khỏe và bạn sẽ cần đến bác sĩ thú ý để mổ và đưa búi thảm ra, mà đấy là nếu bạn may mắn phát hiện kịp thời để mang đi chữa trị! Sợi thảm chỉ là một ví dụ, mà trong nhà bạn còn rất nhiều thứ khác nữa thu hút sự chú ý của mèo như dây thun buộc tóc, chỉ may hay thậm chí là bao ni lon (những thứ này đi vào dạ dày mèo thậm chí còn nguy hiểm hơn sợi thảm!)


Bạn cần quan sát gì ở chậu cát mèo và thế nào là một “bãi phưn” đạt chuẩn!

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tính chất của phân mèo, nhưng thường là do chế độ ăn uống. Giữ chế độ ăn uống cân bằng, mèo cưng của bạn sẽ cho ra “thành phẩm” tiêu chuẩn. Thông thường, mèo cho “sản phẩm” sau mỗi 24-36 giờ đồng hồ với các đặc điểm sau:

1. Màu nâu đậm

2. Thành khuân nhưng đủ ẩm để cát vệ sinh hay bụi bẩm bám xung quanh

3. Có mùi hôi, nhưng không quá mạnh (đến mức bạn phải phóng ra khỏi phòng)



Khi dọn phân, hãy chú ý:

1. Màu sắc

2. Hình dạng

3. Độ cứng

4. Mùi (dĩ nhiên là phần mèo cần “hôi”, nhưng “hôi” hơn bình thường tức là có vấn đế)

5. Số lượng

“Thành phẩm” của mỗi con mèo có thể không giống nhau. Nên dù không thú vị cho lắm nhưng bạn cần chú ý quan sát phân của mèo cưng mỗi lần dọn cát vệ sinh để xác đinh đâu là một bãi phân “bình thường” cho bé mèo của bạn. Và khi chúng xuất hiện những yếu tố bất thường, cũng tức là mèo cưng đang có vấn đề.

Nếu nhiều hơn 1 bé mèo sử dụng chung chậu cát, cần đặc biệt quan sát hơn nữa, sự khác biệt dù rất nhỏ về “thành phẩm” của chúng có thể nói lên rất nhiều điều! Về căn bản, mèo là loài vật có “thói quen”, nên nếu quan sát đủ “tinh tế” bạn thâm chí còn biết được đâu là “sản phẩm” của từng đứa!

1. Mỗi con mèo sẽ đi vệ sinh một góc riêng, kể cả trong cùng một thùng vệ sinh.

2. Không phải con mèo nào cũng thích chôn phân (vùi phân xuống dưới lớp cát vệ sinh).

3. Phân mèo thường dính lẫn lông (nhất là mèo lông dài), hãy chú ý màu lông của từng đứa!

4. Mèo bé bự thì phân cũng bé bự, vậy nên hãy chú ý “kích thước”.



Tiếp theo, chúng ta hãy tìm hiểu sâu hơn các vấn đề về phân mèo, cụ thể là về chứng táo bón tiêu chảy nhé!


disclamer Thông báo


Nguồn tham khảo: 
Catdocmaine, Litter Box Lessons - Cat Feces

Top