Thêm vào giỏ hàng thành công!

Rắc Rối Với Bệnh Cường Giáp Ở Mèo

Ngày 22, Tháng 05, Năm 2015
Chuyên Mục: 
Từ khóa bài viết:  mèo, cường giáp, hyperthyoidism, thừa cân, tiểu nhiều, thyroxin

Copywriter
blue point
blue point
blue point
blue point
blue point

Mèo càng tuổi cao, đồng nghĩa với sức khỏe của chúng càng giảm đi, và chúng bắt đầu xuất hiện những rồi loạn nội tiết trong cơ thể. Trong số đó có bệnh cường giáp ở mèo - căn bệnh rất phổ biến và phức tạp ở mèo già.


Bệnh cường giáp là gì?


Kết quả hình ảnh cho hyperthyroidism in cats


Cường giáp là một căn bệnh được sinh ra khi tuyến giáp tiết ra quá nhiều hooc-môn thyroxin (gọi tắt là T4) - loại hooc-môn làm tăng sự chuyển hóa chất trong cơ thể. Bình thường, tuyến giáp sản sinh ra hooc-môn thyroxin dưới sự kích thích của tuyến yên. Hooc-môn thyroxin có nhiệm vụ thúc đẩy quá trình chuyển hóa chất bên trong các tế bào của cơ thể; cho nên khi mèo mắc bệnh cường giáp, mức độ hooc-môn tăng cao, ép các tế bào và cơ thể làm việc quá nhiều, dẫn đến chứng thừa cân, cảm giác bất an, bệnh tiêu chảy và các bệnh liên qua khác.


Mặc dù bệnh cường giáp không phải do yếu tố di truyền gây ra, nhưng đây lại là căn bệnh khá phổ biến ở loài mèo, và thường được phát hiện ở những con mèo lớn tuổi (xấp xỉ 13 tuổi). Riêng loài chó lại ít gặp bệnh này.


Triệu chứng


  • Thừa cân và hay thèm ăn, khát nước

  • Hoạt động nhiều

  • Hiếu chiến, hay cáu kỉnh

  • Bộ lông xơ xác, thiếu sức sống

  • Nhịp tim đập nhanh; nôn mửa

  • Tiểu nhiều; hay đi ngoài

  • Khó thở, hoặc thở nhanh; mệt mỏi

Xấp xỉ 10% số mèo mắc bệnh cường giáp sẽ dễ bị nhầm là thờ ơ, lãnh đạm qua các dấu hiệu điển hành như là chán ăn, mệt mỏi và ốm yếu.


Nguyên nhân gây bệnh


Kết quả hình ảnh cho hyperthyroidism in cats


  • Hạch tuyến giáp hoạt động quá mức ngoài sự kiểm soát của tuyến yên.

  • Ung thư tuyến giáp

  • Thức ăn đóng hộp (một số báo cáo chỉ ra bệnh cường giáp có liên quan đến thức ăn đóng hộp)

  • Tuổi cao sức yếu.


Chẩn đoán


Các dấu hiệu của bệnh cường giáp dễ gây nhầm lẫn với bệnh suy thận mãn tính, tiểu đường, bệnh về gan và ung thư (đặc biệt là ung thư đường ruột), do đó người chẩn đoán có thể mắc sai lầm khi xét nghiệm cho mèo bệnh. Nếu chỉ tiến hành xét nghiệm máu toàn bộ (CBC), các xét nghiệm Bảng chuyển hóa toàn bộ (chemistry panel) và phân tích mẫu nước tiểu của mèo, ta chỉ chắc chắn phát hiện ra bệnh tiểu đường và bệnh suy thận, chứ chưa phải là bệnh cường giáp.


Trong đa số trường hợp, bác sĩ thú y đo mức độ hooc-môn T4 trong cơ thể của mèo bằng cách xét nghiệm máu. Nhưng rủi thay, có khoảng từ 2-10% số mèo mắc bệnh cường giáp lại có mức độ T4 bình thường. Do mức độ T4 có thể dao động trong phạm vi bình thường; hoặc đồng thời có một căn bệnh khác kìm hãm nồng độ T4 tăng lên, hay hạ T4 xuống mức bình thường, cho nên khi bác sĩ thú y có thể đánh giá sai mức độ chuẩn của hooc-môn T4.


Nếu kết quả xét nghiệm máu chưa chắc chắn nói lên bệnh tình của mèo, bác sĩ thú y có thể chụp nội soi vùng tuyến giáp của mèo: Mèo được tiêm một lượng hỗn hợp chất phóng xạ vào máu, và thuốc theo đường máu đến tuyến giáp. Tuyến giáp hoạt động quá mức sẽ tích tụ nhiều lượng thuốc hơn bình thường.



Ngoài ra, mèo mắc bệnh cường giáp hay biểu hiện tuyến giáp to bất bình thường dưới cổ.


Điều trị bệnh cường giáp ở mèo


Tùy vào thể trạng của mèo, bác sĩ thú y sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp trong 3 loại sau:

  • Dùng thuốc uống chống hoạt động quá nhiều của hạch tuyến giáp (VD: thuốc Methimazole). Thuốc uống có hiệu quả cao, rõ rệt trong vòng 2-3 tuần. Tuy nhiên, có 10 - 15% số mèo điều trị bằng thuốc uống gặp tác dụng phụ như chán ăn, nôn mửa, ngủ lịm, và bất thường trong tế bào máu. Những tác dụng phụ sau hiếm gặp nhưng nghiêm trọng hơn như là chỗ ngứa trên mặt (cùng với vết thương do gãi ngứa), rối loạn đông máu, hoặc vấn đề về gan. Hầu hết các tác dụng phụ đều nhẹ và sẽ tự tiêu tan đi. Mèo bệnh sẽ phải dùng thuốc uống lâu dài, thường xuyên, và cần được xét nghiệm máu toàn bộ và mức độ hooc-môn T4 thường xuyên. Do đó đây sẽ là gánh nặng cho người chủ.


Kết quả hình ảnh cho hyperthyroidism in cats

  • Phẫu thuật loại bỏ tuyến giáp: Bệnh cường giáp thường bắt nguồn từ một khối u lành tính có tên gọi u tuyến giáp (liên quan đến một hoặc cả hai tuyến giáp). Thật may là hầu hết các khối u này dễ bị bóc tách và loại bỏ; nhưng phẫu thuật chỉ làm cho bệnh tình bớt nghiêm trọng chứ không chữa khỏi bệnh, và thuốc gây mê có thể gây nguy hiểm cho tim và nội tạng của những chú mèo già. Nhiều người nghĩ phẫu thuật đắt tiền, nhưng nó lại ít tốn kém hơn việc sử dụng thuốc uống và kiểm tra máu thường xuyên.


  • Liệu pháp I-ốt phóng xạ - sự lựa chọn điều trị hiệu quả nhất và an toàn nhất. I-ốt phóng xạ được tiêm vào tuyến giáp của mèo, tập trung đốt và tiêu diệt các mô ưu năng. Mèo phải ở trong phòng điều trị từ 10 - 14 ngày cho đến khi mức độ phóng xạ trong nước tiểu và phân của nó xuống mức chấp nhận được. Liệu pháp này không cần thuốc tê hay phẫu thuật gì cả, nhưng chi phí lại đắt đỏ (từ 500$ - 800$), và hiện chưa được phổ biến ở Việt Nam.

Top