Thêm vào giỏ hàng thành công!

F.A.Q Cách Chăm Sóc Thú Cưng Sắp Qua Đời

Ngày 28, Tháng 05, Năm 2014
Chuyên Mục: 
Từ khóa bài viết:  thú cưng, tạm biệt, qua đời, chăm sóc

Copywriter
blue point
blue point
blue point
blue point
blue point

Dưới đây là vài câu hỏi thường gặp về việc chăm sóc thú cưng sắp qua đời. Để tìm hiểu thêm về vấn đề này, bạn có thể tham khảo bài viết Cách Chăm Sóc Thú Cưng Sắp Qua Đời đã được đăng trên Thư viện NanaPet trước.


  1. Làm sao tôi biết được thú cưng của mình đang bị đau đớn?

Khi thú cưng đang đau đớn, có thể chúng sẽ không biểu hiện ra bên ngoài như con người chúng ta bằng cách rên rỉ hay khóc lóc. Đôi khi chúng vẫn tiếp tục ăn uống một cách bình thường dù đang rất khó chịu. Nhưng chúng ta cũng có thể nhận biết được thú cưng đang cảm thấy đau bằng một số biểu hiện sinh lý và hành vi sau đây:

  • thở hổn hển một cách nặng nhọc, hơi thở ngắt quãng

  • tìm chỗ trốn

  • di chuyển chậm chạp/ không muốn di chuyển

  • kén ăn

Nếu như bạn không thể chắc chắn về tình trạng đau đớn của thú cưng nhà mình, bạn nên theo dõi và ghi lại tình trạng hằng ngày của thú cưng. Bạn cũng nên hỏi bác sĩ thú y về những biểu hiện chính xác khi đau đớn và xem thử biểu hiện đó có gắn với những loại bệnh nhất định nào hay không.

  1. Cái chết nhân đạo là gì?

Cái chết nhân đạo là một cách để giúp thú cưng của bạn có một cái chết bình yên, không đau đớn – cách chấm dứt những vất vả mà chúng phải chịu những ngày cuối đời. Bác sĩ thú y sẽ được đào tạo một cách bài bản để cho thú cưng ra đi một cách nhẹ nhàng và nhân đạo. Trong quá trình đó, bác sĩ thú y sẽ tiêm cho thú cưng một mũi tiêm an thần và một dược phẩm đặc biệt khác. Lúc đó thú cưng sẽ dần dần hôn mê và không có một chút cảm nhận nào về việc từ giã cõi đời. Quá trình này thường kéo dài khoảng từ 10 – 20 giây.

  1. Làm cách nào để biết được thời điểm thích hợp cho cái chết nhân đạo?

Bác sĩ thú y sẽ giúp bạn trả lời vấn đề này một cách chính xác nhất bằng việc kiểm tra tình trạng của thú cưng. Bạn cũng có thể tự biết được thời điểm này bằng cách theo dõi và ghi lại những hoạt động hằng ngày của thú cưng. Nếu như bạn quan sát thấy rằng khoảng thời gian mà chúng đau đớn, không thoải mái chiếm quá nhiều - vượt quá khoảng thời gian mà chúng hoạt động bình thường, thì đó chính là thời điểm bạn nên cho chúng cái chết nhân đạo. Dù sao thì mục tiêu chính của bạn vẫn là khiến chúng cảm thấy dễ chịu nhất mà. Tuy nhiên, nếu bạn đã xác định dùng cái chết nhân đạo, bạn nên xin tư vấn từ bác sĩ thú y để có kết quả chính xác nhất. Nếu tự theo dõi để quyết định, một số chủ nuôi vẫn không nỡ và tìm cách kéo dài khoảng thời gian sống của thú cưng, việc này là không cần thiết.

  1. Chăm sóc y tế cuối đời cho thú cưng ( Pet Hospice Care) là gì? Lợi ích và mục tiêu của chúng?

Chăm sóc y tế cuối đời cho thú cưng là một phương pháp khác giúp thú cưng trải qua những khoảnh khắc cuối cùng một cách dễ chịu hơn – dành cho những chủ nuôi muốn thú cưng có thể ra đi êm ái nhưng lại không muốn dùng cái chết nhân đạo. Dịch vụ này thường dành cho những thú cưng mắc bệnh ở giai đoạn cuối hoặc bị những chứng bệnh không thể chữa khỏi. Mục tiêu của dịch vụ này là dùng những phương pháp giảm đau, chế độ ăn uống, tương tác với con người phù hợp để giúp thú cưng có thể tận hưởng những ngày cuối đời một cách vui vẻ. Chăm sóc y tế cuối đời cho thú cưng không phải là một nơi xác định, đó chỉ là một lựa chọn và triết lý dựa trên quan điểm rằng cái chết là một phần của sự sống và nó rất đáng quý. Mục tiêu của phương pháp này không phải là để chữa bệnh mà chỉ đơn giản là để đảm bảo sự dễ chịu của thú cưng sắp qua đời mà thôi.

Bác sĩ thú y chính là người sẽ hướng dẫn chủ nuôi để có những phương pháp chăm sóc tại gia phù hợp để khiến thú cưng thoải mái nhất có thể.

  1. Chăm sóc y tế cuối đời cho thú cưng có phù hợp với thú cưng của tôi không?

Nếu bạn đang xem xét phương pháp này, hãy tự hỏi bản thân những câu hỏi:

  • Gần chỗ bạn có bác sĩ thú y thực sự chuyên nghiệp trong việc giảm đau hay cung cấp những phương pháp khác hay không?

  • Bạn có thể liên lạc được với 24/24 để nhận được sự hỗ trợ khi tình trạng của thú cưng vượt khỏi tầm kiểm soát hay không?

  • Bạn có đầy đủ điều kiện/ nguyên liệu để có thể liên tục chăm sóc thú cưng của bạn 24/24 (ngay cả khi bạn đã ra khỏi nhà) hay không?

  • Việc chăm sóc cuối đời cho thú cưng có gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc hằng ngày trong già đình hay không?


  1. Vai trò của tôi trong chăm sóc y tế cuối đời cho thú cưng là gì, tôi cần biết gì để thực hiện vai trò này?

Bạn có vai trò rất quan trọng, vừa đóng vai trò là y tá cho thú cưng, vừa là người chăm sóc, vừa là cầu nối giữa thú cưng và bác sĩ thú y. Bạn cần để ý và hỗ trợ thú cưng thường xuyên, từ việc thay băng, vệ sinh cho tới giảm đau… Cho nên chủ nuôi sẽ được chỉ cách thực hiện phương pháp điều trị giảm đau, cho uống thuốc, phương pháp vệ sinh đúng cách… Và nhiệm vụ quan trọng nhất là theo dõi và ghi lại tình trạng của thú cưng từ cân nặng, nhiệt độ, hành vi, thói quen ăn uống, khả năng di chuyển và tình trạng chung. Nếu có bất kỳ thay đổi nào, hãy liên lạc ngay với bác sĩ thú y.


disclamer Thông báo


Nguồn tham khảo: 
The Pet CheckUp, What to do when your animal companion is dying

Top