Thêm vào giỏ hàng thành công!

Hướng Dẫn Cách Chăm Sóc Chú Chó Già

Ngày 04, Tháng 05, Năm 2014
Chuyên Mục: 
Từ khóa bài viết:  chăm sóc, chó già, cún cưng, rối loạn chức năng nhận thức, chế độ ăn, rèn luyện, vấn đề vệ sinh

Copywriter
blue point
blue point
blue point
blue point
blue point

Những gợi ý sau đây sẽ giúp bạn chăm sóc cún cưng của mình khi đến tuổi già một cách tốt hơn:


  1. Khiến chú chó của bạn linh hoạt và vui vẻ, cho đến hết cuộc đời còn lại

Điển hình một chú chó 7 tuổi có thể được xem là trong giai đoạn trung niên hay cao niên. Đa số mọi người có những lầm tưởng chẳng hạn như chứng tê cứng, đau nhức và ít di chuyển... thường xảy ra khi cở thể trở nên già đi.

Tuy nhiên, trên thực tế, con người, và kể cả những chú chó, không gặp phải những vấn đề sức khỏe nào liên quan đến việc đi lại, đặc biệt là cũng sẽ không có bất cứ sự đau đớn nào khi di chuyển lúc tuổi già. Chúng có thể vừa có sức khỏe và sự vui vẻ, vừa sống thoải mái khi chúng già. Để khiến vật nuôi của bạn ở tuổi sớm về chiều được vui vẻ và hạnh phúc, bạn nên nhận thức được trước các dấu hiệu của tuổi tác và có những hành động sớm hơn để giúp cún cưng của bạn trẻ trung về lâu dài. Như vậy bạn sẽ có thêm nhiều thời gian bên cạnh cún cưng của mình hơn, có những khoảnh khắc vui vẻ với nhau nhiều hơn.


  1. Rèn luyện thân thể/ Tập thể dục

Điều cực kì quan trọng mà bạn phải nhớ là tạo điều kiện giúp cho chú chó già của bạn được hoạt động càng linh hoạt càng tốt. Thay vì bạn cho chú chó chạy bộ đường dài như lúc trước (khi còn trẻ và năng động), bạn nên áp dụng những cuộc đi dạo tản bộ ngắn hơn và thường xuyên hơn khi chó của bạn đến tuổi già.

Bạn nên giám sát cẩn thận hành vi của chú chó hơn, qua đó, bạn có thể đánh giá buổi tập luyện có bị quá sức đối với chú chó hay không. Bằng cách theo dõi cảm nhận và hành vi của nó thế nào vào ngày hôm sau, bạn có thể nhận biết được chú chó của mình có bị đuối sức khi tham gia hoạt động tập luyện hay không. Nếu chú chó thật sự cảm thấy bị mệt, lẩn trốn, cơ thể cứng đờ, bạn nên điều chỉnh lại chế độ tập thể dục cho cún cưng với cường độ nhẹ hơn.

Các hoạt động nhẹ nhàng dưới nước như thủy liệu pháp hay bơi lội hoặc đi bộ trong nước là rất tốt cho những chú chó già. Bởi vì phương pháp tập luyện này giảm áp lực đến các khớp chân và giúp cơ bắp chắc khỏe, thành ra sẽ hỗ trợ cho việc di chuyển tốt hơn.


  1. Các vấn đề vệ sinh

Một trong các vấn đề lo lắng nhất khi chú chó nhà bạn già đi là tiểu tiện không kiểm soát. Những chú chó mất khả năng kiểm soát thói quen vệ sinh, có các vấn đề trong lĩnh vực vệ sinh làm bản thân chú chó cũng như chủ thấy khổ sở và lo lắng.

Tìm ra nguyên nhân cơ bản và tham khảo ý kiến của bác sỹ thú y sẽ giúp bạn khắc phục vấn đề này một phần nào. Nguyên nhân phổ biến dẫn đến các vấn đề vệ sinh là thị lực kém - cảm giác mất phương hướng của chú chó sẽ dẫn đến nỗi sợ đi ra bên ngoài hay xuống cầu thang trong bóng tối để đi vệ sinh. Ngoài ra, bệnh viêm khớp cũng có thể gây khó khăn cho chó để vượt qua việc đi từ cửa đến cầu thang. Các vấn đề về xương khớp hay sự mất cân bằng hóc môn cũng có thể là dấu hiệu cho sự mất kiểm soát tiểu tiện.


  1. Mắt

Ở tuổi già, chó thường mắc bệnh đục thủy tinh thể mắt. Người ta thường nhầm lẫn xơ cứng hạch trong mắt với bệnh đục thủy tinh thể. Bệnh đục thủy tinh thể là do các tế bào mắt bị phá vỡ, hạn chế tầm nhìn. Bạn nên đưa chú chó đến khám tại các trung tâm thú y để phát hiện bệnh sớm mà chữa trị. Bệnh đục thủy tinh thể này thường diễn biến chậm, có thể gây mù lòa hoàn toàn.

Cách điều trị duy nhất là mổ mắt, nhưng phương pháp này không được áp dụng đối với các chú chó già. Khi chú chó của bạn dần dần bị mất thị lực, chúng có khả năng tự xoay sở, và di chuyển dựa vào khướu giác (khả năng đánh hơi mùi) thay vì dựa vào thị giác. Trong trường hợp này, bạn nên giúp chú thực hiện các thói quen, như việc giữ đồ đạc trong nhà tại các vị trí cố định, tránh chuyển đổi vị trí hay mua sắm mới, thay thế đồ dùng quen thuộc quanh nhà.

Khi đánh hơi thấy các mùi lạ, chú chó thường bị bối rối và cảm thấy hoảng loạn khi không nhìn thấy đó là vật gì. Do vậy, bạn cũng nên dẫn chú đi dạo ở những con đường quen thuộc với chú để giảm bớt lo lắng và căng thẳng.


  1. Tai

Bạn sẽ dễ dàng nhận ra dấu hiệu chú chó nhà bạn bắt đầu bị giảm thính lực khi chúng không có phản ứng nào với tiếng ồn hay đáp trả khi bạn gọi. Bạn nên thật cẩn thận hơn khi dắt chú đi dạo mà không dùng đến dây xích, vì trong trường hợp khoảng cách quá xa, chú chó không thể nghe được tiếng bạn gọi, như vậy rất dễ bị lạc. Một chú chó khi bị mất khả năng nghe của mình thường hay bị giật mình và hoảng sợ trước những tác động lạ, xảy ra đột ngột.

Một chú chó thông thường sẽ phản ứng rất nhanh nhạy với các tín hiệu tay của chủ. Cho nên trong quá trình huấn luyện (ngay từ khi còn rất nhỏ), bạn cần phối hợp giữa mệnh lệnh và tay giúp chú chó của mình hình thành thói quen, không phải lệ thuộc quá nhiều vào thính giác.

Trước đây, các chú chó nhà bạn thường sợ pháo hoa hoặc sấm chớp thì đến lúc già, khi thính giác trở nên kém nhạy bén, chúng trở nên bình tĩnh và thư giản hơn. Đó có thể được coi là ưu điểm duy nhất của việc mất thính giác.


  1. Thức ăn

Đến giai đoạn này, chú chó nhà bạn thỉnh thoảng bị mất cảm giác ngon miệng. Chúng có thể ăn ít hơn so với lúc còn trẻ. Cho nên thức ăn cho chó bán ở đâu chất lượng tốt là điều rất cần thiết cho cún cưng của bạn để duy trì một cơ thể khỏe mạnh với cân nặng ổn định.

Việc tiêu hóa của chú chó sẽ trở nên nhạy cảm hơn rất nhiều. Do đó bạn nên tránh, không đột ngột thực hiện bất kỳ thay đổi nào trong chế độ ăn. Nếu không chú chó nhà bạn có nguy cơ bị tiêu chảy.


  1. Hành vi

Rối loạn chức năng nhận thức của loài chó (CCD) được gây ra bởi những thay đổi trong tế bào não và sự mất cân bằng hóa học trong cơ thể. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng bệnh rối loạn chức năng nhận thức có tổn thương não của loài chó tương tự như của bệnh Alzheimer của con người. Nếu con chó của bạn bắt đầu cho thấy dấu hiệu rối loạn chức năng nhận thức, chúng sẽ có hành vi như của một con người bị mất trí nhớ vì tuổi già.

Mặc dù sử dụng thuốc có tác dụng trì hoãn bệnh rối loạn chức năng nhận thức, nhưng cũng có những cách tự nhiên khác giúp ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh. Chẳng hạn như hoạt động thể chất ở mức độ vừa phải và thường xuyên, kết hợp với kích thích thần kinh với các đồ chơi có độ tương tác cao và một chế độ ăn uống giàu chất chống oxy hóa.

Trong trường hợp bạn đưa một chú cún con khác mới về nhà, bạn lo lắng không biết chú chó của mình sẽ phản ứng như thế nào, và đối xử với chú cún nhỏ ấy ra sao. Việc bạn cần làm trong tình huống này rất đơn giản chỉ là cho chú chó nhà mình một khoảng không gian riêng, và đảm bảo giữ khoảng cách với các cún con khác. Bạn cũng nên cho chúng ăn riêng - vì không phải con chó nào cũng chịu chia sẻ thức ăn của mình với các con mới vào nhà khác.

Đặc biệt cần lưu ý là bạn không được la mắng chú chó già chỉ vì chú nhe răng, hăm dọa các chú chó con khác tránh xa. Các chú chó con mới về nhà cần biết giới hạn của mình là ở đâu, và cần phải được học cách tôn trọng không gian riêng của các con khác khi trở thành một thành viên mới trong gia đình.


  1. Tương lai gần

Quá trình lão hóa của chú chó mang lại cho bạn những thách thức mà bạn phải chuẩn bị sẵn sàng để đối mặt với chúng, vì điều đó không thể nào tránh khỏi. Bạn hãy nghĩ đến những khoảng thời gian mà chú chó đã trải qua với bạn, chú đã kiên nhẫn và cảm thông như một người bạn đồng hành cùng bạn trưởng thành. Và nếu như bạn vẫn quan tâm và chăm sóc chú đến lúc già, bạn vẫn có rất nhiều thời gian vui vẻ với cún cưng của mình.

disclamer Thông báo


Nguồn tham khảo: 
Dogsnsw, Looking After An Aging Dog.

Top